Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

NGẠI...(Thơ Thục Nguyên 3 )



NGẠI (Thơ Thục Nguyên 3)

Lời bạt:
   Giới thiệu về thơ Thục Nguyên với chỉ 1,2 bài là không đủ. Dù thi sĩ chỉ có duy nhất một nỗi niềm…nhưng, lại có rất nhiều cung bậc “thao thức” tâm tình riêng từ mọi nguồn cơn gợi suy tư …
   Quan niệm thưởng thức về thơ có nhiều cách “tiết tấu”khác nhau. Đôi khi nhờ có biệt tài “xuất khẩu thành thơ” hoặc vài câu “ngẫu hứng”cũng có đỉnh cao tư duy thơ ca… Tuy vậy, thi pháp luôn là văn hoá nghiêm túc để nâng cao cho một bài thơ có giá trị ngữ văn…Và có vẻ như Thục Nguyên nghiêng về thiên hướng này! Dù rằng ta thấy thi sĩ có thừa những ngôn từ chắt chiu hay phóng khoáng vốn đã tạo nên  ngữ điệu âm nhạc: Mong manh, ngẩn ngơ…nguyên sơ, tàn phai, định đời, cung bậc…tinh khôi, chơi vơi, quay quắc, rêu phong, u ẩn… xen lẫn với đất trời, trăng thanh, cỏ cây, hoa bướmđã trữ tình hoá hiện thực, ẩn hiện lãng mạn trong dạ khúc tâm tình của thi ca… 
 
   “Ngại” là một tính từ được dùng cho nhiều lý do khác nhau. Nhưng ngần ngại hay ngại ngùng trong tình yêu là một định từ gây cảm giác thao thức và bâng khuâng…

    Những bài thơ có tựa đề “Ngại” có rất nhiều trên văn đàn…vì ban sơ gặp gỡ hay kỷ niệm dấu yêu luôn có khoảng cách đắn đo, cung bậc “ngại”! Nhưng…điều ái “ngại”trong thơ Thục Nguyên có cái gì đó bắt nguồn từ quá khứ cho đến dài lâu…(cười): Ngại nay thơ bạc phụ người xanh xưa, Ngại tay chạm trái tim cuồng si ai, Ngại chân lạc lối tình vương thuở nào, Ngại lay động nỗi niềm riêng ngủ vùi…Tất cả (4 điều) Ngại của thi sĩ rất miên man hệ thống và tình tự…hy vọng sẽ khiến cho tâm tình trở nên mạch lạc và để lòng người bao dung hơn (?)
  
   Đây là bài thơ làm theo thể lục bát! Nhưng, vần và luật được khai phóng rất hồn nhiên, ngôn từ ẩn dụ gợi cảm như đã mặc định (gói, hứng, chạm, lịm, mượn, huyền mộng…) và đối từ “đổi thay” (bạc-xanh; nắm- buông…) hay do d: chần chừ, ngập ngừng , phân vân… đều liên quan đến nội dung “Ngại”! Điều đó khiến ta không còn quan tâm đến thể loại, vần điệu nữa…mà chính điều tâm sự, ý muốn của tác giả nằm trong hạn định: “Giăng thơ cột  khúc định đời tìm nhau” và cho nên thơ được kết luận bởi, vì…khó lãng quên bàng bạc theo thời gian khi bị: “Nhớ thương mấy độ nhạt màu tóc xanh.”

   Đây là bài thơ có vẻ như lời trần tình”lấy làm nhan đề cho thi tập“NGẠI”(?)…mà tác giả (Thục Nguyên) đã đôi lần nghi ngại vấn đáp về “Ngại”…Nhưng rồi, đành phải:
“Cuối cùng cũng viết cho người
Giăng thơ cột  khúc định đời tìm nhau”
Ngõ xưa cung bậc tình đầu
Nhớ thương mấy độ nhạt màu tóc xanh.”
 NGẠI…    (Thơ: THỤC NGUYÊN)
Đôi khi muốn gói chút thơ
Tặng người như buổi nguyên sơ tặng người
Chần chừ nửa định nửa thôi
Ngại nay thơ bạc phụ thời xanh xưa

Đôi khi muốn hứng chút mưa
Rắc lên kỷ niệm xa đưa trong hồn
Ngập ngừng chợt nắm chợt buông
Ngại tay chạm trái tim cuồng si ai

Đôi khi muốn mở u hoài
Rủ em về nhặt tàn phai cuối đường
Mơ hồ lá rụng chiều sương
Ngại chân lạc lối tình vương thuở nào

Đôi khi muốn mượn chiêm bao
Vượt đêm huyền mộng đi vào cõi em
Phân vân gió lịm bên thềm
Ngại lay động nỗi niềm riêng ngủ vùi

Cuối cùng cũng viết cho người
Giăng thơ cột  khúc định đời tìm nhau
Ngõ xưa cung bậc tình đầu
Nhớ thương mấy độ nhạt màu tóc xanh.

P/s: Trong Video-clip là hình ảnh của Hồng Hạ (Con gái thứ của @thenhan). Dù nhăn nhó cũng bị đem làm tài tử (hì hì).

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Nỗi niềm bóng đá...



Nỗi niềm bóng đá…
(Hic!!!)

  Người ta hay gọi bóng đá là môn thể thao “vua”(?) Điều đó cũng phải…dù có vẻ hơi khiên cưỡng, có chút trào lộng theo kiểu ngôn ngữ quảng cáo kinh doanh…

   Tất nhiên, túc cầu là một môn thể thao thi đấu đồng đội, có nhiều cầu thủ, sân chơi lớn và hẳn cần đông đảo khán giả! Vì thế World Cup làm “gây sôi động toàn cầu” và có thể trở thành hiện tượng “ngày hội lớn nhất hành tinh” thì không có gì ngạc nhiên? Sự quốc tế hoá thi đấu, cộng thêm sự phát triển công nghệ hình ảnh cũng khiến môn thể thao đó nâng tầm giải trí, mở rộng giao lưu, kiến thức văn hoá tên tuổi của nhiều quốc gia trên thế giới…
  
    Phải chăng ai cũng “yêu”và thưởng thức được bóng đá? Chắc là không rồi…vì một “nửa thế giới” vốn khác nhau: Bởi, thường lúc nhỏ...trong lúc bọn con trai khoái chạy nhảy đá banh, thì con gái chỉ thích đu đưa búp bê mê mãi...(cười). 
   Trong số những người tự hào "ăn ngủ với bóng đá" cũng có nhiều lý sự, triết lý sở thích khác nhau: Từ hào hứng cấp độ lĩnh hội nghệ thuật thi đấu thể thao cho đến mê muội nhu cầu cá độ, thói quen vui chơi tập thể, giải trí cộng đồng, phong trào thời thượng….và đương nhiên, những cái gì thuộc về “thời thượng” thì phần lớn đối với người nghèo (thời gian và tiền bạc) đôi khi chỉ là xa xỉ…

    Phải chăng bóng đá là số 1? Không hẵn…những nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng có đẳng cấp bóng đá thế giới và nền kinh tế vượt trội, nhưng họ không xem đó là môn thể thao “vua”…dù bóng đá vẫn thường có trong môn thể dục học đường. Có lẽ, do một phần tính cách đa phương hay tư duy "văn hoá độc lập" sở thích?

   Nhưng, phải thừa nhận rằng bóng đá là môn kết hợp rất nhiều yếu tố hấp dẫn ảnh hưởng tới cục diện thi đấu: Tài năng kỹ thuật cá nhân cho đến chiến thuật đồng đội, chiến lược, đấu pháp…bao gồm cả thể lực, tinh thần và khả năng phấn đấu! Nên đôi khi, bóng đá lại hé lộ ra lề thói, tính cách, năng lực, văn hoá của một cá nhân, dân tộc, quốc gia hay vùng miền nào đó (hic)! Bởi, trong nhịp điệu “văn hoá bóng đá”…nó có đầy đủ cung bậc cảm xúc để thể hiện: Hỷ, nộ, ái, ố…khiến trái bóng dù vô tư, nhiều rủi may thắng thua cũng đành làm cho bên này vỗ về “ngẩn cao đầu”, hay bên kia phù phiếm ngợi ca  …

    Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt tên những phong cách và lối chơi bóng đá: “Trình diễn”của người Anh, “hào hoa” Pháp, “kỹ thuật” Braxin, “Bền bỉ” Đức hoặc các đấu pháp theo thói quen: “Bùng nổ” của Ý và Achentina, “cơn lốc” Hà lan…và mới đây người ta thấy cách chơi bóng có tính kỷ luật và khoa học của Mỹ…

   Chính sự đa dạng và kịch tính vốn có của môn thi đấu bóng đá…nên cũng có vô vàn lý lẽ tư tưởng thành bại. Vì vậy, nếu như ai đó thiếu tinh thần thể thao, hạn hẹp về “triết lý bóng đá”, chỉ biết phấn khởi lồng ghép chính trị, thiên vị “ý thức hệ”chủ nghĩa, cực đoan dân tộc, “màu cờ sắc áo” thì khó mà quan sát, thưởng thức được hết giá trị đỉnh cao của nghệ thuật thể thao cống hiến…ngoài cái sự: Cảm giác hồi hộp theo kiểu cá độ, ganh tị thắng thua “phe anh, phe tui”!

   Tuy nhiên, có những môn thể thao thi đấu có hên xui thì cũng khó vượt qua đẳng cấp. Thể hình, thể lực và tư duy văn hóa, truyền thống kỹ thuật...thì người châu á khó vượt qua người châu âu trong dài hạn...
    Tất nhiên, người ta có quyền mơ ước cao hơn hiện thực. Hoặc chỉ thích đàm luận hí ngôn khi "trà dư, tửu lậu..."