Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Tình khúc cho nữ sĩ Mai Đình...



Tình khúc cho nữ sĩ Mai Đình
                                       
                              
Cuộc đời bạc mệnh của thi sĩ Hàn Mặc Tử, gắn liền với những cái tên người tình trong thơ: Kim cúc, Mộng Cầm, Thương Thương, Mai Đình…
   Có nhiều người cho rằng Mai Đình chỉ là “người tình thơ”với Mặc Tử? Tôi không nghĩ vậy…những cuộc tình hoa bướm ngày xanh: Yêu đơn phương Kim Cúc, yêu Mộng Cầm là có thực thể hò hẹn, yêu Thương Thương bằng hình bóng thơ ca …
  Nhưng, Mai Đình…một người con gái trang đài, học thức, xinh đẹp và với một cá tính đặc biệt mạnh mẽ, quí tộc về bản lĩnh trong một tình yêu tưởng chừng như cao thượng, như say mê đến dại khờ…sẽ được thừa nhận là một “thiên diễm tình”hiếm hoi, có một không hai trong giới thi nhân…
 Cuộc tình đó…có đầy đủ duyên phận cao cả và tài năng của Mai Đình mới đủ sức chinh phục từ lòng cảm mến đến trái tim rung động, để được xứng đáng khắc ghi tấm tình chung của Hàn Mặc Tử ở cuối đời…
   Hàn Mặc Tử giả từ cõi đời đau thương tật bệnh vào năm 1940. vậy mà cho đến 60 năm sau (năm 1999) sau khi Mai Đình mất, thì chúng ta mới được đọc được tập thơ ĐÔI HỒN…những bài thơ mà họ đã xướng hoạ với nhau có từ trong đau thương và hạnh phúc, trong say mê và cả bi ai số phận…
   @Thenhan giới thiệu 2 đoạn thơ đầu tiên mà họ đã gặp nhau trong thơ ca, nói lên lòng ái mộ tri âm và cảm mến ngay thuở ban đầu (khi HMT đã lâm bệnh)…để thấy sự đồng điệu hồn thi nhân của Mặc Tử và Mai Đình đã hoá thành kỷ vật định mệnh thơ ca:

Rồi buổi chiều kia em tới thăm
Thăm người thi sĩ chốn xa xăm.
Mà vần "thơ mới" làm rung động
Xa gọi hồn em mau tới gần...

Còn anh, em đã gặp đâu
Chỉ cảm thấy thơ có những câu.
Âu yếm say sưa đầy cả mộng
Xui lòng tưởng nhớ lúc đêm thâu.
………………………(Mai Đình)

Chưa gặp nhau mà đã biệt ly
Hồn anh theo dõi bóng em đi.
Hồn anh sẽ nhập trong luồng gió
Lưu luyến bên em chẳng nói gì
Thơ em cũng giống lòng em vậy,
Nghĩa là thơm tho như ánh trăng
Mềm mại như lời tơ liễu rũ
Âm thầm trong áng gió băn khoăn.
Anh đã ngâm và đã thuộc làu,
Cả người rung chuyển bởi thương đau.
Bởi vì mê mẩn vì khoan khoái
Anh cắn lời thơ để máu trào.
(Hàn Mặc Tử “Lưu luyến”)

Cảm xúc trước người phụ nữ mang tình yêu thánh thiện Thế Nhân xin được cảm tác “Tình khúc cho Mai Đình”:

Có những tình thơ đẹp mượt mà
Giữa trời đau khổ lệ sương sa
Bên miền máu lở hồn Mặc Tử
Bia đá vạn đời thiên cổ hoa

Tiên nữ phù dung Mai Đình đó!
Nàng thơ hạnh ngộ Ma-ri-a
Nỗi lòng hoa bướm hồn thi sĩ
Sưởi ấm mộ sâu cõi tha ma…

Một người con gái vá tim người
Chan lệ dư hương níu chơi vơi
Mài khối tình si xoa điên dại
Ghép mối thi thơ tiễn xa vời

Đợi trăng lộ liễu phai mùa cũ
Chờ gió lay tình mãi trăng ơi!
Mộng ước vỡ tan hồn thơ loạn
Người buông trần thế nhả kiếp đời…

                                          Thế Nhân

33 nhận xét:

  1. Thi tình Mặc sót lòng người hậu thế
    Với “Đôi Hồn” vắt cạn tiếng tình chung
    Bao tinh tú như gom thành suối lệ
    Khóc cho người vẫn ôm nỗi nhớ nhung

    Tình xưa đó như tơ vàng thánh thót
    Đôi trái tim hòa nhịp đập chung đôi
    Những vần thơ như ly đầy rượu rót
    Say men tình cố quên mệnh đời trôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một cuộc tình thơ thuở xa xôi
      Chỉ còn trăng gió níu chơi vơi
      Chỉ còn tơ liễu rung thi mệnh
      Ai tiếc cho ai một định đời

      Vần thơ “Lưu luyến” giữ hồn hoang
      Trao duyên bàng bạc khóc mây ngàn
      “Đôi hồn” ai buộc treo thử thách
      Cho người lữ khách mộng lang thang…

      Xóa
    2. Sương rơi huyền ảo, mộng liêu trai
      Dốc Hàn lối nhỏ chạm gót hài
      Với tay ký ức vùng trăng lạc
      Mai Đình buông khúc nẻo xuân phai

      Hồn thơ gối cỏ sương thu trải
      Ảo mộng thiên đường vọng khói sương
      Đêm trăng chết lịm thơ sầu rụng
      Khối sầu vắt cạn cõi trần ai

      Xóa

    3. Mặc Tử đi rồi tựa nắng mai
      Giọt tan theo phách bóng u hoài
      Vầng trăng treo bán hồn nguyên đó
      Dang dở tình xưa chốn non đoài

      Mộng ước hẹn hò biển chưa cạn
      Xô bờ sóng cũ mộng chưa phai
      Bẽ bàng thi vận leo đồi nhớ
      Mượn gió ơ hờ núi đợi ai…

      Xóa
  2. Úi trời!!! Phía trên anh phân tích thơ Mai Đình và HMT nhưng tại sao không phân tích tiếp thơ của Bích Ngọc Hoàng Và BÌnh Trần thời nay cũng có kém chi anh há

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui trời! "Nhỏ" BN muốn "cháy nhà" của Bích Ngọc nè...
      Ở SG thấy ai nhà cháy là BN chịu trách nhiệm (le lưỡi)

      Xóa
  3. Hic! Nhà Ngọc khó cháy lắm, chắc nhà Binh Tran dễ cháy hơn đó...(cười cười)

    Trả lờiXóa
  4. Một trăm năm sau ở tại thành phố cao nguyên người ta lại được đọc tập thơ xướng họa của Binh Tran và Hướng Dương .....bấy lâu nay được @thenhan cất kỹ.
    hhehehehehe
    (Cháy nhà anh rồi, chạy mau.....)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi trời...qua nhà chơi mà đem theo lửa hả? (chạy có thoát hông?)

      Xóa
    2. Cháy ở đâu thì cháy đừng cháy mấy bài thơ của Ngọc Cầm nha anh
      hiiiiiiiiiiii

      Xóa
    3. Hic...xui là thơ Ngọc Cầm "gá nghĩa" cho nhạc @TN rùi...sao dám đốt được (nháy mắt)

      Xóa
    4. Hihi...hai vị sư phụ vui quá ha !

      Xóa
  5. . Thơ Hàn Mạc Tử vướng yêu
    Mai Đình một thủa thi chiều bên song
    .Giai nhân níu nhớ bóng hồng
    Lầu Tâu nguyệt vọng tơ lòng liễu ru -

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thi thơ Mặc tử hồn yêu
      Mai Đình hương sắc lòng xiêu nỗi lòng
      Người đi một bóng hư không
      Người còn ở lại mênh mông bóng chiều...

      Xóa
    2. . Hết rồi thả nhuỵ hương cau
      Vĩ Dạ tắt nắng khắc âu bóng hồng
      .Mai Đình thơ vỡ bên song
      Mặc Tử trả mệnh cuối dòng trần gian -

      Xóa
    3. Sao Mai Đình lại có thôn Vĩ Dạ trong này Trần Minh lê? (Có nhầm địa chỉ nàng Kim Cúc không đây?)

      Xóa
    4. Không ạ-thiếu một dấu (')thôi -khi Vĩ Dạ tắt nắng thì bóng hồng sao đó thôi ạ -
      Mà dùng như thế có hợp lý không ?Anh phân tích cho em .

      Xóa
    5. Sự “hợp lý” nằm ở chỗ ý tác giả (TMLê)…
      Tuy vậy, ở đây chỉ 4 câu:
      “Hết rồi thả nhuỵ hương cau
      Vĩ Dạ tắt nắng khắc âu bóng hồng”
      Hai câu đầu người ta thấy liên kết với nhau bởi hình tượng “hương cau” và thôn “Vĩ dạ”là rõ ràng…
      Nhưng…câu thứ 3 lại “Mai Đình thơ vỡ bên song”…thì người ta không hiểu ý định bạn muốn nói gì? Và có liên quan gì với 2 câu trên không?
      Vì…với cuộc đời thi sĩ họ Hàn: Hễ nhắc tới thôn Vĩ Dạ (Huế) là người ta liên tưởng tới bóng người trong mộng (Kim Cúc)của HMT(có bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”). Còn Mai Đình quê tận Thanh Hoá lận đó…
      Bạn có thể thả thơ “hồn nhiên” theo ý của bạn. Nhưng, vì đây là lời còm…nên chủ nhà (@TN) có hiểu ý mới trả lời còm được…?

      Xóa
    6. (Sự ''hợp lý'' nằm ở chỗ ý tác giả )-(Le lưỡi )
      -Em hiểu rồi ,hai câu đầu và hai câu cuối không thể nằm trong một khổ thơ vì ý thơ không ăn nhập với nhau .Em sẽ lưu ý về cách dùng từ và ý này -Nhất là khi nói về những con người cụ thể ,có tên có vị trí đàng hoàng
      (Bạn có thể thả thơ ''hồn nhiên "theo ý của bạn ).....Hihihi....nếu có ai hỏi :Sao thơ Lê Trần Minh ''hồn nhiên '' đến vậy ?-em trả lời là :Hai năm trước thơ tui con cóc thôi -nhưng nó rụng đuôi và lên mức ''hồn nhiên '' như vậy là nhờ mấy thầy (Hướng Dương blog-Binh Tran-N2Y) đó !Thật là vui nhỉ ...Há há ......
      Chúc anh tối an lành !

      Xóa
    7. Sao lại có chị Hướng Dương ở đây nữa ha
      Tặng em TML đường link bài viết này để tham khảo nè:
      http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=245

      Xóa
    8. ( Trần Minh Lê có..."chị iu" sướng hén?)

      Xóa
    9. HƯỚNG DƯƠNG -
      Cảm ơn chị -em vào đọc rồi -

      Xóa
    10. Binh Tran-
      Vậy là anh Thế Nhân không iu đệ tử rồi ha?-Pùn -

      Xóa
  6. "Được yêu rồi em giữ chặt trong cung
    Khóa cửa lại ngoài đề cung cấm"
    ....
    Mai Đình nêu rõ bản chất tình yêu vừa vị tha vừa ích kỷ. ( Cảm xúc tình yêu như thế là quá tuyệt!)
    ....
    (Trích trong bài "Ghen với Lệ Kiều" để trêu HMT. Vì Lệ Kiều trong bài Trường tương tư của HMT chính là Mai Đình)
    ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỹ Uyên (N2Y)thật sâu sắc cảm nhận thơ (Lời ái mộ).
      Đến bây giờ @TN vẫn thấy chưa có thi sĩ nào hiện thực, suy tưởng về tình yêu như Mặc Tử và Mai Đình...đã vậy ngôn ngữ yêu đương bằng thơ ca thăng hoa hồn người đến vậy!
      Ai cũng biết yêu! Nhưng, hiểu và diễn tả được cảm xúc tình yêu không nhiều...nếu không nói là hiếm hoi. (trong đó, có Mỹ Uyên nữa đó)

      Xóa
    2. Quả là "hiếm hoi". Bởi vì khó có trường hợp thứ hai như thế!
      a). Mình yêu người (hợp tình hợp lý) thì người ko biết làm thơ.
      b). Người biết làm thơ thì gia đình họ rất hạnh phúc yên ổn.
      c). Người chồng (ox bà Mai Đình) là người chồng tuyệt vời hiếm có. @TN thấy TTKH ko? Chỉ có 90 buổi hoàng hôn (Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn) Mà TTKH còn phải kêu lên ( Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ!- Người ấy cho nên mãi hững hờ!")...
      d). Nếu HMT có vợ. MĐ cũng ko thể nào vào ...Nếu HMT ko bệnh nan y và sắp chết thì "đôi hồn" đó sẽ ra sao? và trên hết nếu HMT làm thơ ko hay liệu MĐ có yêu ông ko?
      ....
      Cảm ơn định mệnh xảy ra đúng lúc đã để lại cho chúng ta những áng thơ tuyệt tác. @TN nhỉ?

      Xóa
    3. Phải rồi! chính là chữ “Nếu” đó, mà cuộc đời và sự việc luôn là một ẩn số…
      Nên…có lẽ, triết lý Duyên-Nghiệp là lý giải cuối cùng (cười).
      Người ta cũng nói rằng cuộc gặp gỡ Khánh ly và Trịnh Công Sơn là một “Định mệnh” lịch sử…Cuộc tình say mê một thời của Uyên & Phương (Lê Uyên Phương) cũng là “định mệnh” yêu đương âm nhạc…Và Hàn MăcTử-Mai Đình là “mệnh khúc” hồn yêu thơ ca duyên kỳ ngộ, chất chứa đầy si mê và tao nhã nhất…(?)
      Hình như, Nhưng đỉnh cao tài năng và tâm hồn đồng điệu luôn gặp nhau ở một thời điểm nào đó giữa trần gian vô thường…để tạo nên duyên kỳ ngộ, những “điển tích”, những tác phẩm để người đời chiêm ngưỡng…Cảm ơn trời!

      Xóa
    4. Đúng vậy! N2Y dừng cảm nghĩ ở đây nghen. Cảm ơn @TN nhiều lắm!

      Xóa
    5. Cảm ơn? Thì để @TN cảm ơn lại...(có gì tặng mới thích (cười))

      Xóa
  7. Lời thơ trao gửi thắm tình hoa
    Gói lòng yêu thương chẳng cách xa
    Bên thềm nữ sĩ thả hồn nhớ
    Bến trăng thi nhân gửi lời ca .................

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Lời thơ mênh khúc nhả hương hoa
      Vần kết tình si gởi chốn xa
      Nữ sĩ mộng thường ru cõi nhớ
      Thi nhân hồn gió nẻo thi ca ...

      Xóa