Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Gía trị từ xác chết con ruồi...


 Giá trị từ xác chết con ruồi…



   Chẳng ai quan tâm đến cái chết con ruồi! Xác chết của nó cũng không để lại tài sản gì? Chỉ làm người ta sợ…mất vệ sinh(cười)!

   Nhưng, có ngờ đâu…cái chết không đúng chỗ, xác nằm bậy bạ của một con ruồi trong chai nước “number one” lại có gía trị thức tỉnh cho một lẽ phải? Vì trước khi vứt bỏ hay đem chôn(?) nó đã chứng minh “pháp lý” được cái sai trái vụ lợi cá nhân…đồng thời “công lý” dư luận cũng nhận ra thói hành xử cực đoan thắng thua, có vẻ “thấp hèn” của một tập thể công ty lớn. Một kiểu ngu ngốc của lòng tham đồng tiền bất chính đụng phải những bộ não tầm thường trong kinh doanh…

   Đồng tiền phi lý…thường dẫn dắt những người quá “tự tin” đến cõi mù lòa, để ảo tưởng loại “bản lĩnh” sang chảnh, phần lớn được xây dựng từ nền móng của sự dối lừa. “Tự tin và bản lĩnh” là cụm từ an ủi…mà người ta hay nhắc đến trong một nhóm người đang mới chập chững bước vào chơi với thế giới đã tràn đầy “kỹ năng và kiến thức”…

    Dối lừa hay bị lừa dối chỉ là thói đời nông cạn, thiếu kiến thức đạo đức xã hội cộng sinh: Họ dối mình để lừa người và khi đã lừa người đành phải tự dối mình? Sở dĩ, người ta hay dùng “thuyết âm mưu” vì nghĩ rằng: Trong một đám đông nào đó họa may chỉ có vài người hiểu biết…

   Học thuyết lọc lừa được miêu tả bằng chiêu thức: Nói dối với một người dễ hơn với nhiều người và lừa nhiều người dễ hơn lừa một người. Nhưng, dù xảo thuật đến đâu cũng sẽ phơi bày mọi sự thật theo thời gian: “Ngoại cảm” tìm xương người chết, thiết bị “tiết chế” điện, dụng cụ “giảm” xăng tiêu thụ, máy “đuổi” côn trùng, thảo mộc trị “bá bệnh” là sự dối lừa trong một môi trường rời rạc, khi lòng người còn cố chấp ích kỷ…

   Người ta bị lừa bởi lòng tham hoặc do lười tiếp nhận kiến thức. Vì…chỉ cần hiểu chút ít căn bản các tôn giáo (giá trị tâm linh, tri kiến) hoặc học thức phổ thông trung học (tính chất cấu tạo, sử dụng vật lý về điện, động cơ đốt trong và hóa sinh học) thì cũng đủ loại chúng ra khỏi lý luận thực tế…

   Dân trí là gì? Dân trí chính là nhận thức cộng đồng! Có nghĩa là người ta phải có tính nhân văn, biết tôn trọng người để đặt quyền lợi của cộng đồng xã hội lên trên hết! Nếu vậy: Bằng cấp, học vị và cả thiên tài…chưa hẳn đã đủ chứng minh là người có văn hóa hay dân trí? Nó chỉ có thể cho ta biết lấp ló về chuyên môn hoặc tài cán…

   Chúng ta đang ở trong thời kỳ “thị trường tiêu thụ” nên xã hội đó có thể dẫn dắt thiên hạ mua bán mọi thứ. Nó có thể làm thay đổi tập quán, nếp nghĩ “nhân văn” theo hướng vừa thực dụng, vừa ảo tưởng một cách phí phạm: Thần tượng Show biz, lý tưởng đồng tiền, ngộ nhận bóng đá, hoa hậu, gam show từ đó dễ hình thành tư tưởng với những hoài bảo, ước mơ qúa đồ sộ cho tượng đài, chùa chiền, thờ tự thần thánh hóa cuộc đời, tâm thần đã khiến con người trở nên bảo thủ, vị kỷ…

    Nhưng, Tôi vẫn là người có nhiều lạc quan, sẽ tin vào những điều tốt đẹp ở ngày mai! Bởi, khi cái xấu đi đến tận cùng của cái ác thì cái thiện sẽ bắt đầu thực sự tỉnh giấc, hồi sinh…

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Giấc mơ đời...

Giấc mơ đời



Từng ngày xuống phố                             
Đong đưa nhịp đời phiêu lãng
Môi ngoan nụ cười ai đó
Thơm đời vỗ về…

Tình nào khuất lấp
Xe đưa mặt người xa khuất
Mang theo mộng đời hun hút
Cuối đường áo lộng…

Yêu thương đi chân buồn phố đời
Vòng tay buông lơi gầy nỗi nhớ
Có tiếng hát tình ái bơ vơ
Ôi! Ngây thơ ngày tháng yêu người

Dòng người vẫn thế
Loanh quanh một đời mưa nắng
Lao xao chuyện ngày xa vắng
Thương mùa lỗi hẹn …

                                Thế Nhân

P/s:
   Bài hát này soạn cho ton Mi thứ (Em)! Với cây đàn guitar…hợp âm Em là bấm đơn giản nhất bằng 2 ngón (nốt sì và mi) còn tất cả đều buông. Điều đó sẽ dễ dàng cho ai mới tập đệm hợp âm (không mỏi và đau tay).
   Đối với hợp âm trên đàn piano chỉ là tăng (giảm) cung bậc. Nhưng, với đàn guitar sẽ cho ra một âm hưởng đặc biệt, bởi các dây buông (ngân tự do), nên nghe âm thanh như buông lơi, bước chân đi, nước chảy và nhẹ như lá vàng rơi…
   Cách di chuyển hợp âm đơn giản và dễ bấm từ: Em, Am, B7…G, C, D7 cũng rất thuận lợi…
  Ngoài ra, nhằm giới thiệu cách “đong đưa’ một loại nhạc tự tình (trữ tình) mang âm hưởng dòng nhạc của các nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Vũ Thành An…

   Một bản nhạc phần lớn dùng 3 hợp âm chính là đủ (trừ trường hợp đặc biệt). Ở đây, tôi sử dụng Am quảng 8 (nâng giọng) hay C, B là cho có vẻ “mượt mà” (cười) mà thôi! Mục đích là để các bạn biết: Ta có thể chỉ dùng hợp âm để đệm và intro  (hoặc dùng để vào nhạc đơn giản bằng cách chạy hợp âm theo nguyên lý…đệm cho những bản nhạc mà ta chưa biết, chưa thuộc…). và quan trọng nữa là các hợp âm tôi đã bỏ đi các nốt thừa (khi sử dụng điệu Slow) với các thế bấm không dùng lực nhiều.  

   Nếu bản nhạc với ton Em hát quá cao (so với giọng nữ)...ta có thể hạ xuống ton Bm (vì ton này có kết hợp với Em )