Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Giấc mơ đời...

Giấc mơ đời



Từng ngày xuống phố                             
Đong đưa nhịp đời phiêu lãng
Môi ngoan nụ cười ai đó
Thơm đời vỗ về…

Tình nào khuất lấp
Xe đưa mặt người xa khuất
Mang theo mộng đời hun hút
Cuối đường áo lộng…

Yêu thương đi chân buồn phố đời
Vòng tay buông lơi gầy nỗi nhớ
Có tiếng hát tình ái bơ vơ
Ôi! Ngây thơ ngày tháng yêu người

Dòng người vẫn thế
Loanh quanh một đời mưa nắng
Lao xao chuyện ngày xa vắng
Thương mùa lỗi hẹn …

                                Thế Nhân

P/s:
   Bài hát này soạn cho ton Mi thứ (Em)! Với cây đàn guitar…hợp âm Em là bấm đơn giản nhất bằng 2 ngón (nốt sì và mi) còn tất cả đều buông. Điều đó sẽ dễ dàng cho ai mới tập đệm hợp âm (không mỏi và đau tay).
   Đối với hợp âm trên đàn piano chỉ là tăng (giảm) cung bậc. Nhưng, với đàn guitar sẽ cho ra một âm hưởng đặc biệt, bởi các dây buông (ngân tự do), nên nghe âm thanh như buông lơi, bước chân đi, nước chảy và nhẹ như lá vàng rơi…
   Cách di chuyển hợp âm đơn giản và dễ bấm từ: Em, Am, B7…G, C, D7 cũng rất thuận lợi…
  Ngoài ra, nhằm giới thiệu cách “đong đưa’ một loại nhạc tự tình (trữ tình) mang âm hưởng dòng nhạc của các nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Vũ Thành An…

   Một bản nhạc phần lớn dùng 3 hợp âm chính là đủ (trừ trường hợp đặc biệt). Ở đây, tôi sử dụng Am quảng 8 (nâng giọng) hay C, B là cho có vẻ “mượt mà” (cười) mà thôi! Mục đích là để các bạn biết: Ta có thể chỉ dùng hợp âm để đệm và intro  (hoặc dùng để vào nhạc đơn giản bằng cách chạy hợp âm theo nguyên lý…đệm cho những bản nhạc mà ta chưa biết, chưa thuộc…). và quan trọng nữa là các hợp âm tôi đã bỏ đi các nốt thừa (khi sử dụng điệu Slow) với các thế bấm không dùng lực nhiều.  

   Nếu bản nhạc với ton Em hát quá cao (so với giọng nữ)...ta có thể hạ xuống ton Bm (vì ton này có kết hợp với Em )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét