Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2024

Khoa học (?)

 

Khoa học(?)
 

   Khoa học không phải là đề tài cao siêu, nó là hiện thực của đời sống bình thường…
   Đơn giản nhất: Tất cả phương tiện đời sống, sản xuất lương thực, nhu cầu y học có được hôm nay là nhờ có tư duy khoa học.
   Khi bạn cắp sách đến trường học chữ nghĩa? Là đã được thừa hưởng tính khoa học. Vì, chữ nghĩa là phát minh vĩ đại đầu tiên. Sự tìm ra qui luật văn tự, đã kiện toàn thêm ngôn ngữ truyền đạt…
 
  Nói theo kiểu ông bà ta xưa nay “học ăn, học nói, học gói, học mở…” là tư duy tiến trình năng lực thực hành, công thức trưởng thành. Cũng như khoa học cũng chỉ là tiến trình hệ thống kiến thức mở rộng về định luật, cấu trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên.
 
   Người có tư duy khoa học? Họ thường có cơ hội thành công hơn trong nghề nghiệp và mưu cầu hạnh phúc. Một xã hội yêu chuộng khoa học sẽ có đời sống văn minh hơn.
   Người ta thường chia ra hai đề tài khoa học (đều liên quan lẫn nhau):
    Khoa học tự nhiên với mục đích nghiên cứu thế giới sinh tồn, bản chất vật lý, hóa học để phát triển lý tính, quy trình nấc thang đời sống, khắc phục thiên tai dịch họa…
   Khoa học xã hội bao gồm cả văn hóa, nghệ thuật (tôn giáo, tâm linh) dựa vào định luật cấu tạo xã hội và tâm-sinh-lý con người. Mục đích để kỹ trị xã hội, phát triển tài năng, lý giải tính nhân văn đạo đức nhân sinh và tìm đến giá trị thực của hạnh phúc.
  
   Thực vậy, khi bạn giỏi thực hành một nghề nghiệp nào đó, là nhờ tư duy nhận thức thao tác khoa học trong công việc. Muốn phát triển tài năng nghệ thuật thì phần nào phải am hiểu quy luật chuyên môn, nhu cầu đời sống tâm tình xã hội. Và, khi bạn dung hòa, gắn kết được: Tình yêu, gia đình, mối quan hệ bạn bè và cả sự khác biệt giữa người với người…là nhờ chịu khó phân tích mệnh đề tâm sinh lý con người.
 
   Tìm hiểu về các đề tài khoa học theo nhu cầu là điều không khó! Cái khó, là ta có biết tôn trọng sự thật (cười).

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2024

Kiện vua Thủy Tề...


 Kiện vuaThủy Tề
(Chuyện nhân gian…)
 

   Đã lâu lắm mới gặp lại lão Trời…
   - Hi…good morning!
Lão liếc mắt hiêng hiếng (Chẳng biết, lão là đàn ông hay đàn bà?)
   - Nói tiếng Dziệt cho rùi…
   - Ủa, xưa kia ông ở Nam Kỳ à?
   - Cứ thế đi…cha Bắc mẹ Nam!
    Tôi gật gù, cười cười ra vẻ hiểu chuyện. Ổng cũng có vẻ hơi nhột, lật đật hỏi:“Lụt lội, nên lên đây kiện thằng Thủy Tinh nữa à…”? Rồi rờ cằm (không có râu) cười hềnh hệch:
   - Ngày nay…mấy nàng con cháu Mỵ Nương cũng thích mặc váy ngắn. Hắn (gã Thủy Tinh) ham hố đùa chơi chút đó mờ…
   Ờ…Thằng Tui cũng thấy trong truyền thuyết thầnngười cùng mê gái (le lưỡi) giống nhau. Nhưng, cũng bực bội…
   - Kỳ này, ngập qua nóc đó cha nội…
   Lão có chút ngạc nhiên, rồi dường như không quan tâm lắm…
   - Vậy, là “nước lũ” rùi! Thằng Thủy Tinh chỉ biết làm nước dâng chứ không có mộng mị lũ cuốn…
   Tất nhiên, là tôi cũng biết…nhưng, cõi trần tục vốn thích cá cược thắng thua (Ủa, sao giống thế sự bóng đá)
   - Tui muốn làm đơn kiện Thủy Tề…
   Lão lắc đầu, xua tay đưa lý luận kiểu nghị quyết thay cho luật lệ, phân trần:
   - Cha đó làm vua cõi Nước, tao làm vua cõi Trời còn nhân gian làm vua cõi Đất…làm gì được nhau, mậy? Đừng đổ thừa riêng cho thiên tai, chung sống phải chấp nhận mọi qui luật sinh tồn...
   Chời, đúng là thê cuộc Đất & Nước phân ly! Tui á khẩu, ngẩn tò tè…Hic, chuyện này kiện tụng cũng nhập nhằng, rồi âu lo hết đời người! Sự “đồng cấp” lấy quyền gì xử? Cũng như Tui, chỉ học Thủy Lợi chứ có suy ra thủy “hại” đâu, mà lấy cộng trừ để dẫn chứng tranh luận? Hơn nữa, "Tòa án" (Viện quy hoạch) gần như bị giải thể từ sau 1986 (do thay đổi cơ chế kinh tế "tự thu chi").
   Sự hoạch định chính sách do kế hoạch ngành nghề "tự chủ"(?) Thường giới hạn kỹ thuật ngắn hạn, bởi háo thắng lợi ích cục bộ, khó mà “đồng bộ” lâu dài, để cùng nhau hưởng lợi & chia sẻ rủi ro(!) Người ta chỉ thấy bản vẽ qui hoạch sạch sẽ, đẹp đẽ…với phóng thanh rôm rả ước mơ "sang chảnh". Nhưng, sẽ chẳng thấy đề án luận chứng khoa học kỹ thuật (nguyên lý) dân sinh đâu cả (?)
   Ông trời cũng chỉ biết nắng mưa, rong mùa mây bay lãng mạn, hơi đâu quan tâm chuyện thế gian…
   Tuy vậy, chắc cũng cảm xúc (lặn mất) trước sự mất mát thế cuộc bể khổ dân sinh. Lão trời, cũng theo mây bay ngỏ lời khuyên nhủ (nghe như khuyến cáo):
   - Có lẽ, ông nên dzìa cầu nguyện thì hơn…
   Tui chưng hửng:
   - Hơ, chùa chiền, nhà thờ cũng ngập hết rầu…!?
   - Thì…lẩm nhẫm đọc kinh.
   Hic, đang hốt hoảng kêu cứu…thí cố pà-lội! Lo bơi ngợp hơi, miệng đâu mà đọc?
   Thấy Tui sắp nổi khùng ổng xuê xoa vỗ về khuyến mãi, bố thí chút hy vọng cho ai thích tự hào, ngồi trên cao ốc vô tư nhìn xuống chốn lênh đênh sông nước…
    - Nghe nói con người đã phát triển khoa học, dự báo trước thảm họa thiên nhiên, phòng chống dịch bệnh…rùi mà?
   Nghe xong, Tui tự cảm thấy xót xa thân phận bọt bèo, cái "sáng kiến" phi khoa học hám lợi cực đoan. Đâu chỉ trong nước? Bạn bè cường quyền trên thượng nguồn, nó cũng kinh doanh những cái đập khổng lồ thủy điện giữ nước mùa nắng, xả lũ mùa mưa…(có thể chết khát và chết đuối)
 
   Than ôi! Cái kiếp "ông mặt trời" cũng phiêu bồng theo định luật, chỉ là một ngôi sao nhỏ bé giữa không gian mênh mông vô tận. Ổng cũng bị đổ thừa nhiều thứ, mặc dù cũng biết thức ngủ như loài người...
   Nên thôi, lửng thửng tạm biệt gã lưỡng cực (Trời) quay về vớt vát những gì phù du còn xót lại, cố lượm lấy kinh nghiệm để thức tỉnh cõi đời, còn hơn mơ hồ theo cái nghĩa "vô thường" xa rời hiện thực.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2024

Già và trẻ...

 

Già và trẻ
(Câu chuyện gia đình & xã hội…)
 
   Người ta hay nói tuổi trẻ thường “bồng bột, nông nổi”, còn tuổi gia thì “lẩm cẩm, bảo thủ”... 
   Tuổi tác luôn diễn biến theo tâm sinh lý con người là lẽ tự nhiên…khi người già đã qua thời tuổi trẻ, thì người trẻ cũng sẽ lẩn thẩn bước đến tuổi già (cười)!

   Nhưng, những cụm từ trên không có nghĩa là "khủng bố" sai lầm! Nó bao hàm cả niềm hy vọng và sự cảm thông! Vì, khi xét về trạng từ…chỉ là diễn tả trạng thái chuyển đổi hình tượng (bồng bột) & phản ứng thay đổi chiều hướng (nông-nổi). Và, kinh nghiệm với kỷ niệm quá khứ cũng là  hiện thực giá trị về cuộc đời đã trãi qua…
 
   Tuy vậy, có một thực tế là người có học vấn và tài năng, họ sẽ vượt qua “tâm sinh lý” thông thường (nguyên khởi), nhờ dó…mới thấy con người là loài thông minh(!) Thế nên, tuổi tác không phải là cơ sở để đánh giá kiến thức về một người nào đó. 
  
   Trong thời đại ngày nay, sự phát triển nhanh của khoa học, kinh tế xã hội buộc thay đổi thì văn hóa, quản trị xã hội cũng phải đổi thay! Nhu cầu “cách mạng” tư duy xã hội có thể có nhiều khoảng cách khác biệt…
 
   Sự thật, tài năng và trí thức thường có sức sống vươn lên khi tuổi còn trẻ (thực ra, họ đã kế thừa). Nếu biết tôn trọng tư duy mới, người ta sẽ nhận ra tuổi trẻ chính là hình bóng tương lai đất nước….
   Đừng lo, dù khoa học phát triển đến đâu thì tính nhân văn (bản thể hồn nhiên) cũng không hề thay đổi, những đứa con dù thành đạt đến đâu cũng khao khát yêu thương về cội nguồn. Khi con người bao dung tư tưởng, học vấn sẽ được khai phóng, xã hội sẽ văn minh hơn…
 
   Tuy vậy, khi còn trẻ tuổi hãy cố hiểu rằng: “Mục đích của đời sống là tìm ra tài năng của mình, phát triển nó và ban tặng nó…”