Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Tình khúc cho nữ sĩ Mai Đình...



Tình khúc cho nữ sĩ Mai Đình
                                       
                              
Cuộc đời bạc mệnh của thi sĩ Hàn Mặc Tử, gắn liền với những cái tên người tình trong thơ: Kim cúc, Mộng Cầm, Thương Thương, Mai Đình…
   Có nhiều người cho rằng Mai Đình chỉ là “người tình thơ”với Mặc Tử? Tôi không nghĩ vậy…những cuộc tình hoa bướm ngày xanh: Yêu đơn phương Kim Cúc, yêu Mộng Cầm là có thực thể hò hẹn, yêu Thương Thương bằng hình bóng thơ ca …
  Nhưng, Mai Đình…một người con gái trang đài, học thức, xinh đẹp và với một cá tính đặc biệt mạnh mẽ, quí tộc về bản lĩnh trong một tình yêu tưởng chừng như cao thượng, như say mê đến dại khờ…sẽ được thừa nhận là một “thiên diễm tình”hiếm hoi, có một không hai trong giới thi nhân…
 Cuộc tình đó…có đầy đủ duyên phận cao cả và tài năng của Mai Đình mới đủ sức chinh phục từ lòng cảm mến đến trái tim rung động, để được xứng đáng khắc ghi tấm tình chung của Hàn Mặc Tử ở cuối đời…
   Hàn Mặc Tử giả từ cõi đời đau thương tật bệnh vào năm 1940. vậy mà cho đến 60 năm sau (năm 1999) sau khi Mai Đình mất, thì chúng ta mới được đọc được tập thơ ĐÔI HỒN…những bài thơ mà họ đã xướng hoạ với nhau có từ trong đau thương và hạnh phúc, trong say mê và cả bi ai số phận…
   @Thenhan giới thiệu 2 đoạn thơ đầu tiên mà họ đã gặp nhau trong thơ ca, nói lên lòng ái mộ tri âm và cảm mến ngay thuở ban đầu (khi HMT đã lâm bệnh)…để thấy sự đồng điệu hồn thi nhân của Mặc Tử và Mai Đình đã hoá thành kỷ vật định mệnh thơ ca:

Rồi buổi chiều kia em tới thăm
Thăm người thi sĩ chốn xa xăm.
Mà vần "thơ mới" làm rung động
Xa gọi hồn em mau tới gần...

Còn anh, em đã gặp đâu
Chỉ cảm thấy thơ có những câu.
Âu yếm say sưa đầy cả mộng
Xui lòng tưởng nhớ lúc đêm thâu.
………………………(Mai Đình)

Chưa gặp nhau mà đã biệt ly
Hồn anh theo dõi bóng em đi.
Hồn anh sẽ nhập trong luồng gió
Lưu luyến bên em chẳng nói gì
Thơ em cũng giống lòng em vậy,
Nghĩa là thơm tho như ánh trăng
Mềm mại như lời tơ liễu rũ
Âm thầm trong áng gió băn khoăn.
Anh đã ngâm và đã thuộc làu,
Cả người rung chuyển bởi thương đau.
Bởi vì mê mẩn vì khoan khoái
Anh cắn lời thơ để máu trào.
(Hàn Mặc Tử “Lưu luyến”)

Cảm xúc trước người phụ nữ mang tình yêu thánh thiện Thế Nhân xin được cảm tác “Tình khúc cho Mai Đình”:

Có những tình thơ đẹp mượt mà
Giữa trời đau khổ lệ sương sa
Bên miền máu lở hồn Mặc Tử
Bia đá vạn đời thiên cổ hoa

Tiên nữ phù dung Mai Đình đó!
Nàng thơ hạnh ngộ Ma-ri-a
Nỗi lòng hoa bướm hồn thi sĩ
Sưởi ấm mộ sâu cõi tha ma…

Một người con gái vá tim người
Chan lệ dư hương níu chơi vơi
Mài khối tình si xoa điên dại
Ghép mối thi thơ tiễn xa vời

Đợi trăng lộ liễu phai mùa cũ
Chờ gió lay tình mãi trăng ơi!
Mộng ước vỡ tan hồn thơ loạn
Người buông trần thế nhả kiếp đời…

                                          Thế Nhân

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Nỗi buồn đức Phật...



Nỗi buồn đức Phật...





   Đức Phật là một nhà hiền triết Á đông nôỉ tiếng của nhân loại. Vì đã trãi qua gần 3000 năm, mà triết lý duyên-nghiệp của ngài vẫn là bài học và lẽ phải cuối cùng…rất có giá trị hiện thực và lý giải sâu xa bao trùm cả nhân sinh, vạn vật…
   Đạo Phật đã trở thành một tôn giáo, văn hoá hình thành nếp sống và quan niệm của phần lớn người trong xã hội chúng ta từ lâu. Nhưng, thực sự nó khởi nguồn từ tâm thức chứ không phải quá thể hiện, cung cách hình tướng như hiện nay…
   Những hình thức chùa chiền sang trọng cầu kỳ, tự tôn giáo phái, bí hiểm…lễ lạc cờ xí xa hoa lộng lẫy, phù phiếm…đã khiến cho đạo phật gần như đã xa rời căn bản tu tâm của đấng giáo chủ, vị hành giả phật tính từ bi và cả nguồn gốc bản sắc tâm hồn Việt nữa…
  
   Nỗi buồn của Phật pháp…là đã ly khai ra khỏi luật-luận khởi nguồn thiện duyên trong giáo pháp, phẩm hạnh. Nay, hầu như người ta đến chùa để cầu cạnh, xin xỏ không còn cảm thụ phép phật khai sáng trong sự “tự giác ngộ”, “phật trong ta”, “tự thắp đuốc mà đi” nữa…nó đang biến tướng thấy rõ sự mê tín, ngoại đạo tà giáo lạ lẫm…so với cả sự luân lý, nguyên tắc văn minh giao tiếp bình thường trong xã hội.
  
   Nỗi buồn của hàng ngũ chúng tăng…là đã đưa hành đạo vào lối sống, cách tu…khó mà phân biệt ngoài chiếc áo hình tướng của Phật gia. Những giới luật nhà Phât: An nhiên tự tại, giản dị, đạm bạc (một trong ba của báu chân tu). Sắc thái tinh tấn nhìn từ ngoài hình thức cũng thấy bị “hoà nhập”với người trần tục, sang trọng hơn cả người đời…khi mà, trong một xã hội người nghèo còn đầy dẫy lo âu và thiếu thốn. Vì vậy, rất khó mà tìm ra, hoặc tin tưởng vào một bậc chân tu, kiến giả trong giới ấy (?)

   Nỗi buồn của đức Phật…khi mà người ta nhìn ngài bằng cặp mắt giả tướng, thần linh ban phát…
   Nỗi buồn của đức Phật…khi mà pháp giới và luật luận của ngài chỉ là phương tiện thủ lễ, chứ không phải cứu cánh giải thoát khổ đau…
   Nỗi buồn của đức Phật khi mà người ta biến đạo giáo của ngài trở nên một thành trì kiên cố, chứa đựng những tâm hồn vật chất nặng nề, nhốt lại lòng hỷ xã, tính bình đẳng, tâm lương tri…để  mua chuộc nhân quả.
   Than ôi! Nỗi buồn của đức Phật là nỗi buồn tri thức thời mạt pháp…