Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Guitar với âm nhạc đương đại...(phần cuối)

   
Guitar với âm nhạc đương đại (phần cuối)

   2/- Sự hình thành các dòng nhạc đương đại (đại chúng)...

   Sự đột phá chỉ xuất hiện khi trí tuệ khoa học được ứng dụng vào đời sống. Tuy nhiên, sự tiến triển của nhân loại luôn có sự kế thừa. Chính vì vậy, chúng ta có thể phân biệt cũ-mới…chứ không nên so sánh hơn thua. Tuy nhiên, sự hội nhập âm nhạc vào chung cộng đồng thế giới là một phần chính phát triển văn hóa, tư tưởng nhân sinh hiện thực…

   Sau đây, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về sự hình thành của các ban nhạc và các tay đàn guitar nổi tiếng thế giới khi tận dụng được âm thanh điện tử …đã mở rộng về kỹ thuật với cách chơi nhạc cụ, để từ đó đã thay đổi cả quan niệm trình diễn và thưởng thức âm nhạc hiện đại…

  1- Rock ventures

   Là ban nhạc The ventures thành lập từ 1958. Không những nổi tiếng mà còn ảnh hưởng đến các dòng nhạc sau này của thế giới. Ở Việt Nam từ năm 1971 tôi đã được thường xuyên nghe các bản thu âm hòa tấu qua băng Akai. Rock venture thường lấy điệu Sur (sộp) làm căn bản. Nhưng, trong đó các tiết tấu cũng rất đa dạng: Twist, country, slow rock…
    Muốn luyện chơi guitar bạn phải quan sát, lắng nghe cách Nokie Edwards (tay đàn chính) xử lý kỹ thuật (ngón) âm thanh và cách di chuyển leat solo (nốt nhạc) từ quãng 1 đến quãng 4 một cách uyển chuyển, điêu luyện:
(The House of Rising Sun)

   Cho đến nay…qua nửa thế kỷ Rock ventures vẫn là sở thích phổ thông âm nhạc nghe hòa tấu của cả nhiều người già đến phụ nữ và trẻ em ở Nhật:
(Wipe-Let's go, Walk Don't Run, Pipelin )

   Với rock Ventures cũng có nhiều bài ngắn, đơn giản dễ tập (bằng cách lắng nghe) nhưng sắc thái âm nhạc đầy đủ rõ ràng, độc đáo diễn tả hình tượng về nội dung rất dễ cảm nhận như:  Walk Don’t Run (đi đừng chạy), Pipeline (đường ống dẫn), Wipe Out (dọn dẹp) hoặc The House of Rising Sun

   2- Rock Santana:

   Carlos Santana (người Mỹ gốc Mê Hi Cô) đạt rất nhiều giải thưởng về âm nhạc và cũng là tay guitar siêu tuyệt đầy đam mê. Nền nhạc thường dựa trong các tiết điệu (Mỹ latin): Sampa, Cha cha cha, Rumba…

   Nổi tiếng từ 1970. Đến 1980-1990…hầu như đã tràn ngập sâu rộng thế giới cho đến hôm nay. Vì nhạc của ông cũng ảnh hưởng cả Blues, Jazz và kết hợp với cả điệu trống châu phi. Ở Việt Nam, những ban nhạc (nhóm cá nhân) thường sử dụng nhạc Santana (hòa tấu) trong luyện tập, chơi cho đám cưới…(Nghịch lý của chúng ta là những tay chơi đàn amateur thường chơi hay hơn những người tự cho là chính thống, chuyên nghiệp).
  
   Những đoạn leat (guitar solo) gây ấn tượng mạnh, kỹ thuật âm thanh gây nhiều hình tượng cảm xúc, đa dạng tâm trạng. Thường những bài nổi tiếng và thông dụng: Black magic woman (phù thủy áo đen), Flor de luna (đêm hoa đăng), Europa (Âu châu), Samba Pa Ti (Samba cho bạn)…
Black magic Woman   

Ngón leat của Carlost Santana cần có âm thanh đàn điện, với đàn thùng bạn có thể soạn lại…vì âm nhạc hay sẽ cho ta nhiều cách lựa chọn kỹ xảo khác nhau.
    
   2- Rock Eagles:

   Eagles cũng là ban nhạc nổi tiếng của Mỹ do Glenn Frey thành lập 1971 (vừa mất 18/01/2016). Eagles cũng có tất nhiều giải thưởng. Cho đến 2007 vẫn cho ra abum mới. Vì thế đến nay vẫn được các bạn trẻ yêu thích xem như là những bản nhạc hit, đỉnh cao của âm nhạc…

   Nền nhạc của Eagles cũng dựa trên dòng nhạc pop và rock and roll qua tiết tấu slow-sur. Những ngón leat guitar cũng tựa như rock ventures nhưng nhiều sắc màu hơn hòa điệu trữ tình theo dòng ballad


   Qua tuần tự thời gian của 3 ban nhạc trên ta có thể hình dung bước phát triển đều dựa theo một hệ thống rock dù mỗi ban nhạc có dòng nhạc riêng (đủ loại điệu nhạc với tiết tấu đa dạng) Tất cả các lối chơi nhạc đương đại trên đều ảnh hưởng toàn thế giới về kỹ thuật hòa âm…( Rock không chỉ có nghĩa mạnh mẽ mà còn ý tứ của sự mạch lạc, tinh tế xúc cảmhào phóng….)

   Khi luyện tập các đoạn leat guitar hoặc intro, out…không nhất thiết bắt chước “y chang”. Bạn có thể tự biến tấu cho phù hợp với điều kiện nhạc cụ, khả năng của mình. Chỉ có điều chắc chắn rằng: Nếu bạn không thử tập nó thì bạn không thể là tay guitar giỏi hoặc rành rõi trong hòa âm đệm nhạc. Đối với dòng nhạc đương thời…ta không ngạc nhiên khi những tay guitar xuất sắc cho ra đời những bản nhạc cuốn hút công chúng, tạo ra những bữa tiệc âm nhạc thực sự…

   Và hãy nhớ rằng nếu bạn muốn mình trở thành một nhạc công (chơi đàn khá) thì bạn còn phải quan tâm đến nhạc điệu nhiều tiết tấu, luyện thính giác thẩm âm, quan tâm đến các quy tắc phối hợp hòa âm với nhiều nhạc cụ khác! Chúc thành công…

P/s:
    Nói thực lòng: Tôi đã hy vọng âm nhạc trẻ trong nước sẽ bắt đầu lại, theo bước đồng hành cùng “âm nhạc đương đại” từ năm 2000. Nhưng, tiếc thay chúng ta chỉ hé mở cửa cho gió ngoài luồn vào, chứ không chịu bước ra…Tuy vậy, vẫn nuôi hy vọng! Nhưng ít nhất phải là 20 năm nữa...( hic…Khi ấy mình đã về cuối trời nhìn mây bay rùi!)   

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Guitar với âm nhạc đương đại...(phần đầu)

Guitar với âm nhạc đương đại (phần 1)


(Carlos Santana)

   Có một vài bậc phụ huynh đến xin cho con họ học đàn guitar. Nhưng, khi hỏi…Họ nói là: Cần cho con cái biết “vỏ vẻ” chỉ là để chơi cho bằng bạn, bằng bè (?) Nên,Tôi phải luôn từ chối khéo và rằng “Ngoài kia rất có nhiều lớp dạy guitar…”
   Cũng có vài anh bạn trẻ xin tới học guitar với lý do: Dù đã 3, 4 năm học ở trường dạy nhạc, nhưng cũng chẳng đi đến đâu. Lý thuyết nhiều hơn thực hành, học vẹt kiểu bài bản nên “lục đục” mãi, cảm giác chơi nhạc không tự nhiên, thiếu nhạy cảm…
  
   Thực ra, tôi cũng có biết nhiều người dạy đàn. Phần lớn: Tay chơi đàn giỏi (có quán tính kỹ năng) thường không “hiểu” nhiều về lý thuyết. Còn người “giỏi” lý thuyết (trường lớp) thì chơi đàn thiếu sáng tạo! Điều đó, có thể hiểu được…nó tùy thuộc vào điều kiện thói quen hay kinh nghiệm riêng mỗi người. Ngoài ra, cũng nên phân vân đến sự thiếu xót của giáo trình mở rộng âm nhạc hiện đại, hoặc khả năng sư phạm hạn chế (năng khiếu), khiến học viên dễ nản lòng, bối rối và không biết bắt đầu từ đâu, theo hướng nào…

   Hôm nay, sau khi tìm hiểu và suy luận. Hy vọng sự nhiệt tình của bài viết này sẻ mở ra một hướng đi có hệ thống, rõ ràng hơn. Một phần kiến thức và kỹ thuật rất quan trọng cho những ai muốn trở thành tay chơi guitar theo hướng âm nhạc đương đại (đương thời và hiện đại) một cách hồn nhiên, tự tin và đầy đủ bản lĩnh sáng tạo dài lâu (cười)…

   Tôi sẽ sẽ chia ra 2 phần để dễ trình bày:
1-    Sự biến chuyển thay đổi, phát triển của đàn guitar…
2-    Giới thiệu (qua video) một vài tay guitar xuất sắc thế giới với dòng âm nhạc đương đại…

   1/- Sự thay đổi và phát triển đàn guitar với âm nhạc:

   Khi muốn hiểu bản chất một sự việc cần cho hôm nay, thì chúng ta phải tìm hiểu về quá khứ, lịch sử (nguồn cội)!

   Theo thông tin thì đàn guitar đã có từ rất lâu. Nhưng, khi cải tiến đến “Tây ban cầm” (Tây ban Nha) 6 dây, với dòng nhạc đại chúng Flamemco thì mới trở thành nhạc cụ phổ thông, đa dạng trình diễn đệm hát (hòa âm). Trào lưu âm nhạc quần chúng đó…khiến cho những quan niệm âm nhạc cao sang, cổ điển: cung đình, quý tộc, bác học, tôn giáo…đành phải thừa nhận sự phát triển của lịch sử âm nhạc, một phần tất yếu của đời sống tâm tình nhân sinh hiện thực!

   Cho đến đầu thập niên năm mươi (1950) guitar điện pich-up (cảm ứng điện từ) ra đời ở Mỹ sáng tạo ra một dàn nhạc gọn nhẹ với 3 cây guitar (bas, solo, acoustic) và bộ jazz (bộ trống). Với âm thanh điện tử mạnh mẽ đến thập niên 60 đã tạo ra một dòng nhạc mới với phong cách hiện đại (trữ tình, pop-rock) đã trở thành trào lưu nhạc trẻ (âm nhạc đương đại). Nhưng, thực tế chỉ phổ biến và hòa nhập được một nửa thế giới? Vì những nước có xã hội (chủ nghĩa) và quan điểm “khác” văn hóa phương tây còn đố kị, chưa chịu hội nhập…(?)

   Trước 1945 người Việt cũng đã có sáng tạo cải cách ra cây đàn guitar lõm 5 dây (vọng cổ) phát triển mạnh âm nhạc sân khấu cải lương. Và cả hai miền nam bắc cũng đều có môn dạy guitar trong các học viện âm nhạc từ năm 1956. Tuy nhiên, nhạc cụ guitar ở miền nam có điều kiện văn hóa hội nhập, thịnh hành và phát triển mạnh hơn…

   Sau năm 1975 guitar vẫn còn thông dụng trong “văn nghệ quần chúng”. Trong khi đó giới chuyên nghiệp (trường lớp) vẫn còn "lận đận" theo hướng cổ điển (classic)…nên cũng đành phải dần thoái trào. Vì thế…phần lớn ta chỉ thấy đàn Organ điện tử làm “bao sân” khấu ca nhạc chuyên nghiệp kể từ thập niên 90. Nhưng, khoảng vài năm trở lại đây (từ 2012-2015) các cửa hàng bán đàn guitar đã nhộn nhịp trở lại…

   Nguyên nhân: Là lớp trẻ hiện đã bắt đầu có điều kiện giao lưu (internet) làm quen với dòng nhạc hiện đại phương tây (qua phong trào tiếng Anh) và sự trở lại (hay phát triển cảm xúc thưởng thức) của nhạc “vàng” một thời trên nền guitar réo rắc tự tình hay pop, rock hào hứng, mạnh mẽ. Chính vì thế cách chơi guitar đệm hát (hòa âm) và hòa tấu model (hướng mới) có nhu cầu đa năng thịnh hành hơn là cách chơi classic cổ điển bài bản (độc tấu)…

   Thưởng thức âm nhạc thường không có phân biệt âm nhạc mới hay cũ. Nhưng, với cây đàn guitar gọn nhẹ, phù hợp với mọi sân khấu, đa dạng dòng nhạc và âm thanh (điện tử)  cùng với phong thái hiện đại kỹ thuật điêu luyện của nhạc công…khiến thanh nhạc đại chúng mở rộng, hào hứng hơn rất nhiều. Vì thế! Phần lớn các sân khấu trình diễn ca nhạc trẻ thế giới trong vòng 60 năm nay, thường được viết trên nền hòa âm có nhạc cụ guitar...

   Hiện giờ, giới chuyên môn đang mù mờ tranh cãi “âm nhạc đương đại” là gì? Thật ra, những nhạc sĩ, nhạc công từ học viện âm nhạc trong nước, hay được tốt nghiệp từ bên đông âu (dưới thời liên sô cũ)…chỉ gần đây mới đang tập làm quen với nền âm nhạc “đương đại” phương tây. Và dù pop-rock đã phóng khoáng “mở cửa” vài năm, nhưng xem ra…vẫn còn hạn chế sân chơi, non (thiếu) về năng lực trình diễn và cả sự thưởng thức “gập gềnh” bởi thói quen cũ…

   Muốn chơi đàn giỏi đương đại ta phải luyện ngón và tạo ra dần quán tính âm nhạc! Tôi sẽ giới thiệu một vài tay guitar xuất sắc của thế giới (video) tuần tự qua thời gian …để có khái niệm “chơi nhạc” và bắt chước luyện tập vài ba bài là có thể nắm bắt được kỹ thuật (nghệ thuật) chơi nhạc guitar hiện đại, chắc chắn các bạn sẽ hào hứng và mê say…
                                                                                                                        (còn tiếp…)