Guitar với âm nhạc đương
đại (phần 1)
(Carlos Santana)
Có
một vài bậc phụ huynh đến xin cho con họ học đàn guitar. Nhưng, khi hỏi…Họ nói
là: Cần cho con cái biết “vỏ vẻ” chỉ là để chơi cho bằng bạn, bằng bè (?) Nên,Tôi
phải luôn từ chối khéo và rằng “Ngoài kia rất có nhiều lớp dạy guitar…”
Cũng
có vài anh bạn trẻ xin tới học guitar với lý do: Dù đã 3, 4 năm học ở trường
dạy nhạc, nhưng cũng chẳng đi đến đâu. Lý thuyết nhiều hơn thực hành, học vẹt
kiểu bài bản nên “lục đục” mãi, cảm giác chơi nhạc không tự nhiên, thiếu nhạy
cảm…
Thực
ra, tôi cũng có biết nhiều người dạy đàn. Phần lớn: Tay
chơi đàn giỏi (có quán tính kỹ năng) thường không “hiểu” nhiều về lý thuyết.
Còn người “giỏi” lý thuyết (trường lớp) thì chơi đàn thiếu sáng tạo! Điều đó,
có thể hiểu được…nó tùy thuộc vào điều kiện thói quen hay kinh nghiệm riêng mỗi
người. Ngoài ra, cũng nên phân vân đến sự thiếu xót của giáo trình mở rộng âm
nhạc hiện đại, hoặc khả năng sư phạm hạn chế (năng khiếu), khiến học viên dễ nản lòng,
bối rối và không biết bắt đầu từ đâu, theo hướng nào…
Hôm
nay, sau khi tìm hiểu và suy luận. Hy vọng sự nhiệt tình của bài viết này sẻ mở
ra một hướng đi có hệ thống, rõ ràng hơn. Một phần kiến thức và kỹ thuật rất
quan trọng cho những ai muốn trở thành tay chơi guitar theo hướng âm nhạc đương
đại (đương thời và hiện đại) một cách hồn nhiên, tự tin và đầy đủ bản lĩnh sáng
tạo dài lâu (cười)…
Tôi sẽ
sẽ chia ra 2 phần để dễ trình bày:
1-
Sự biến chuyển thay đổi, phát triển của đàn guitar…
2-
Giới thiệu (qua video) một vài tay guitar xuất sắc thế giới
với dòng âm nhạc đương đại…
1/- Sự thay đổi và phát triển đàn guitar
với âm nhạc:
Khi muốn hiểu bản
chất một sự việc cần cho hôm nay, thì chúng ta phải tìm hiểu về quá khứ, lịch
sử (nguồn cội)!
Theo thông tin
thì đàn guitar đã có từ rất lâu. Nhưng, khi cải tiến đến “Tây ban cầm” (Tây
ban Nha) 6 dây, với dòng nhạc đại chúng Flamemco
thì mới trở thành nhạc cụ phổ thông, đa dạng trình diễn đệm hát (hòa âm). Trào
lưu âm nhạc quần chúng đó…khiến cho
những quan niệm âm nhạc cao sang, cổ điển: cung
đình, quý tộc, bác học, tôn giáo…đành phải thừa nhận sự phát triển của lịch
sử âm nhạc, một phần tất yếu của đời sống tâm tình nhân sinh hiện thực!
Cho đến đầu thập
niên năm mươi (1950) guitar điện pich-up
(cảm ứng điện từ) ra đời ở Mỹ sáng tạo ra một dàn nhạc gọn nhẹ với 3 cây guitar
(bas, solo, acoustic) và bộ jazz (bộ trống). Với âm thanh điện tử mạnh mẽ đến
thập niên 60 đã tạo ra một dòng nhạc mới với phong cách hiện đại (trữ tình,
pop-rock) đã trở thành trào lưu nhạc trẻ (âm nhạc đương đại). Nhưng, thực tế chỉ
phổ biến và hòa nhập được một nửa thế giới? Vì những nước có xã hội (chủ nghĩa)
và quan điểm “khác” văn hóa phương tây
còn đố kị, chưa chịu hội nhập…(?)
Trước 1945 người
Việt cũng đã có sáng tạo cải cách ra cây đàn guitar lõm 5 dây (vọng cổ) phát
triển mạnh âm nhạc sân khấu cải lương. Và cả hai miền nam bắc cũng đều có môn
dạy guitar trong các học viện âm nhạc từ năm 1956. Tuy nhiên, nhạc cụ guitar ở
miền nam có điều kiện văn hóa hội nhập, thịnh hành và phát triển mạnh hơn…
Sau năm 1975
guitar vẫn còn thông dụng trong “văn nghệ quần chúng”. Trong khi đó giới chuyên
nghiệp (trường lớp) vẫn còn "lận đận" theo hướng cổ điển (classic)…nên cũng đành
phải dần thoái trào. Vì thế…phần lớn ta chỉ thấy đàn Organ điện tử làm “bao
sân” khấu ca nhạc chuyên nghiệp kể từ
thập niên 90. Nhưng, khoảng vài năm trở lại đây (từ 2012-2015) các cửa hàng bán
đàn guitar đã nhộn nhịp trở lại…
Nguyên nhân: Là
lớp trẻ hiện đã bắt đầu có điều kiện giao lưu (internet) làm quen với dòng nhạc
hiện đại phương tây (qua phong trào tiếng Anh) và sự trở lại (hay phát triển
cảm xúc thưởng thức) của nhạc “vàng” một thời trên nền guitar réo rắc tự tình
hay pop, rock hào hứng, mạnh mẽ. Chính vì thế cách chơi guitar đệm hát (hòa âm)
và hòa tấu model (hướng mới) có nhu
cầu đa năng thịnh hành hơn là cách chơi classic
cổ điển bài bản (độc tấu)…
Thưởng thức âm
nhạc thường không có phân biệt âm nhạc mới hay cũ. Nhưng, với cây đàn guitar
gọn nhẹ, phù hợp với mọi sân khấu, đa dạng dòng nhạc và âm thanh (điện tử) cùng với phong thái hiện đại kỹ thuật điêu
luyện của nhạc công…khiến thanh nhạc đại chúng mở rộng, hào hứng hơn rất nhiều.
Vì thế! Phần lớn các sân khấu trình diễn ca nhạc trẻ thế giới trong vòng 60 năm
nay, thường được viết trên nền hòa âm có nhạc cụ guitar...
Hiện giờ, giới chuyên môn đang mù mờ tranh cãi “âm nhạc
đương đại” là gì? Thật ra, những nhạc sĩ, nhạc công từ học viện âm nhạc trong
nước, hay được tốt nghiệp từ bên đông âu (dưới thời liên sô cũ)…chỉ gần đây mới
đang tập làm quen với nền âm nhạc “đương đại” phương tây. Và dù pop-rock đã
phóng khoáng “mở cửa” vài năm, nhưng xem ra…vẫn còn hạn chế sân chơi, non (thiếu)
về năng lực trình diễn và cả sự thưởng thức “gập gềnh” bởi thói quen cũ…
Muốn chơi đàn
giỏi đương đại ta phải luyện ngón và tạo
ra dần quán tính âm nhạc! Tôi sẽ giới thiệu một vài tay guitar xuất sắc của thế
giới (video) tuần tự qua thời gian …để có khái niệm “chơi nhạc” và bắt
chước luyện tập vài ba bài là có thể nắm bắt được kỹ thuật (nghệ thuật) chơi nhạc
guitar hiện đại, chắc chắn các bạn sẽ hào hứng và mê say…
(còn tiếp…)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét