Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Thôi xót xa đời...



Thôi xót xa đời… 


Xin hãy yêu nhau
Một lần chạm bến thiên thu
Con tim hoang mang…
Gập ghềnh bóng tối mịt mù

Xin hãy thương nhau
Thật lòng thôi những xót xa
Quê hương miên man…
Ngại ngùng ánh sáng mù lòa

Đời như cơn gió
Cuốn mây lối đi thời gian
Buồn vui đây đó
Trái tim nhớ nhung ngỡ ngàng

Tình là mưa nắng
Mấy mùa  bóng soi hợp tan
Người đi sương khói
Người về dạo khúc thiên đàng

Xin hãy cho nhau
Nụ cười xóa dấu đơn côi
Em sẽ không quên…
Và anh thôi xót xa đời!
                        
                          Thế Nhân

    P/S:  Có người muốn hỏi (@TN): Làm sao để học nhanh được cách làm thơ và sáng tác nhạc?
   Thật ra, không có trường lớp, “thầy đồ” nào…dám tự tin dạy cho người ta trở thành thi sĩ hay nhạc sĩ !?

  Và nếu có…họ sẽ chỉ mất vài ngày để “truyền đạt” lại cho bạn về cách thức, qui ước, lý thuyết cơ bản là xong(!) Vì, trong thơ ca (hay âm nhạc) người ta đã tìm ra quy luật của chúng từ lâu…với “nhịp điệu” bằng trắc (bB - tT)) vần lối (kề hoặc cách)thuận âm đọc từ trong thơ, và với 7 nốt nhạc(chu kỳ), 6 qui tắc hợp âm cơ bản của âm thanh…

   Đương nhiên, không chỉ về nghệ thuật mà cả toán học (hệ số) thực dụng cũng vậy: Qui luật tự nhiên không phải là “qui tắc”(ý tứ riêng). Chính thế…ai cũng có thể dựa vào định luật âm- vần tạo ra nhiều thể loại, giai điệu riêng.

   Chẳng hạn “Thôi xót xa đời” là @TN cố tình tạo ra một qui tắc (thể loại): Có thể gọi là Tứ-lục (4và 6), cách vần …với lối thể hiện phong cách “xác định và trần tình”.
  
   Nhìn chung…thơ là thể loại ít được tạo mới cung bậc (giai điệu)! Có lẽ, thơ phụ thuộc nhiều về “ngôn ngữ hình ảnh”, cần thời gian chuyển tải, “thẩm thấu”. Và cũng có thể do thói quen (hay kỷ niệm) đã khiến người ta lưu luyến một thể loại (âm hưởng) nào đó lâu dài hơn? Thơ “tự do” cũng chỉ là một thuật ngữ văn vần sáng tạo riêng, nhưng không có nghĩa là “văn xuôi”...

   Nhiều người thích thơ hơn nhạc(cội nguồn của ca khúc). Và cũng có nhiều người không chỉ thích thơ về cảm xúc mà còn xem đó là trò chơi giải trí âm thanh, chữ nghĩa…Nhưng nếu thơ chẳng có”đong đưa” sáng tạo mới thì sợ cũng sẽ bị bão hòa, mai một đi…

   Nhưng, cũng không hề gì!? Sự hài hước…ít ra cũng tạo chút gì hạnh phúc hay bình yên. Nếu chúng ta chỉ nương tựa vào chút thơ thẫn(cười)để tâm tình cõi lòng, đời thường…để giao lưu đa đoan hay nhõng nhẽo thì cũng đã là “thơ ca”đáng iêu lắm rùi…(le lưỡi)

   ( Theo yêu cầu của nàng Nặc Danh (ních- nghe mất hồn)...@TN soạn nhạc hát ru cho "anh iu"(hay người xưa) ngủ quên luôn...)