Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Nỗi buồn của những nàng "Diva"...

    Nỗi buồn của những nàng “Diva”…



   Cũng như mọi đề tài khác…Tôi thường viết để tìm hiểu về một định mệnh (giá trị thực)hoặc đưa ra một thông tin... không có mục đích phê phán(!) Vì chẳng ai phê phán bởi những lý do đồn thổi vu vơ,  sự hạn chế quan niệm, kiến thức (nhất là về nghệ thuật). Và nếu có lời nặng nhẹ? Thì chẳng qua là ngữ điệu trãi lòng, bực bội (cười) thoáng qua…

   Về lĩnh vực ca hát? Tôi chỉ lang thang đây đó…quan sát, lắng nghe và cũng cố tình nhặt nhạnh được vài chi tiết thay đổi qua thời gian phát triển âm nhạc trình diễn. Tât nhiên, ở đây chỉ là câu chuyện nghệ thuật trong phạm vi hẹp? Nhưng, hy vọng cũng có chút gia vị, vài kiến thức sơ đẳng cho những ai muốn tìm hiểu về kỹ thuật thanh nhạc, hoặc thử thưởng thức thế nào là  giọng (cách) hát hay

   Diva…nàng là ai?
   Chúng ta đều biết ý nghĩa Diva có nguồn gốc từ tiếng Italy cổ xưa, một danh hiệu được giới mộ điệu hình tượng hóa Nữ thần...mục đích là để suy tôn cho những giọng ca (operra) nữ trứ danh, có sức ảnh hưởng thế giới nghệ thuật bởi tài năng, biến hóa kỹ thuật với chất giọng đặc biệt hiếm có…

    Opera khởi nguồn kết hợp ca-nhạc-kịch, một trường phái nghệ thuật sử dụng thanh nhạc đầu tiên trình diễn sân khấu đã có từ lâu ở châu âu (năm 1600). Đó lối hát biến tấu nhiều âm vực dùng ca từ biểu diễn kịch nghệ, mang đậm chất kỹ thuật xử lý diễn tấu bằng thanh nhạc…

   Nhưng, so với trào lưu âm nhạc hiện nay: Giọng hát kiểu Diva (operra) chỉ còn là một trường phái cổ điển (1800). Vì tân nhạc đương đại (đại chúng) thịnh hành ở thế kỷ 20 phát triển rất đa dạng, nhiều thể loại ca khúc, nhạc điệu với nhạc cụ hiện đại hóa điện tử âm thanh đã rộng mở vào đời sống âm nhạc quần chúng…nên phong cách trình diễn và quan niệm giọng hát hay (cách nhả từ) cũng đã thay đổi:  hướng nhiều về cảm xúc tự nhiên hơn là biểu diễn theo trường phái phô trương kỹ thuật thanh nhạc dùng cho ca kịch...

   Hiện nay, các lớp "thanh nhạc" của chúng ta vẫn còn hướng dẫn học viên theo lối hát (phát âm) kiểu “Opera”. Nếu nói về lợi ích? Thì đó là kỹ thuật luyện hơi làm thanh quản khỏe hơn, mở rộng âm vực (quãng nhạc, điều phối cao thấp), biết cách ngân nga với các nguyên âm (a, e, i, o, u) để biến đổi từ tiếng nói người thành (có) một hợp âm hát vang, rung hoặc kéo dài…để dễ hòa quyện với thanh âm nhạc cụ.

   Nhưng, với cách viết nhạc (ca khúc) đương đại ngày nay, thường nghiêng nhiều thể loại ấn tượng, lãng mạn, suy tư…thì cách sử dụng thanh nhạc “cộng minh” (mạnh và sáng) kiểu ca kịch opera sẽ có nhiều hạn chế về diễn cảm tâm tư, giai điệu tự tình...Đôi khi, thô thiển cá nhân bị lệch lạc bởi nguyên do quá cầu kỳ về kỹ thuật phát âm: Dễ gây “mờ” từ (không rõ) khi nhạc điệu tiết tấu nhanh trong đa dạng phối khí. Vì thế, sẽ thiếu cảm xúc thật trong vận động ngôn ngữ (nhất là tiếng Việt) và khẩu hình miệng cũng là vấn đề cần quan tâm…

   Đối với ca sĩ theo phong cách hiện thực là diễn tả cảm xúc ý tứ về bài hát nào đó. Một ca sỹ hát hay? Thì ít nhất phải chuyển tải được nội dung ca khúc trên nền nhạc…nghĩa là phải nhả từ chuẩn mực, rõ ràng! Vì vậy, kỹ thuật thanh nhạc với âm nhạc đương đại có chút hiện thực ca từ nhiều hơn là lệ thuộc (thể hiện) theo âm thanh nhạc cụ...

   Nếu vậy…ta có thể suy ra:  Phụ âm (chữ) cũng rất quan trọng, đơn âm (note) được sử dụng nhiều hơn, kết hợp được luyến láy, nhấn nhá bởi các dấu: Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng trong tiếng Việt. Khi xướng giọng dài từ (tiếng) thì dùng kỹ thuật đọc ôm vần, ngân nga và rung bằng cách nhả hợp âm (nhạc) cho nguyên âm (chữ) cuối. Muốn hình dung một kiểu thanh nhạc tuyệt vời ta có thể nghe âm thanh solo của kèn Saxophone hoặc Hamonica…

    Thực tế, so với chuẩn văn bản tiếng Việt? Thì cách phát âm cả 3 miền (trung, nam, bắc) đều có khuyết điểm về chính tả, cả âm giọng sắc thái cũng có chỗ khác biệt. Vì vậy, ta không ngại ngần khi bình luận rằng: Một bản nhạc đương đại Việt thì ca sĩ nào cũng có thể hát được và một ca sĩ có tố chất đương đại thì người hâm mộ phải đa dạng (thuộc về đại chúng)!
  
    Tuy nhiên, khó mà hoàn thiện…và cũng chẳng cần phải hoàn thiện? Bởi, mỗi ca sĩ có tài năng (nhận thức âm nhạc) đều có cách thể hiện ưu điểm riêng của chính mình. Và, mọi người có thể thưởng thức được những thể loại ca khúc phù hợp: Giọng ca của Khánh Ly dường như kết hợp kỹ thuật giữa cổ điển và hiện đại, mà vẫn tròn tiếng nhả từ mạch lạc. Trong khi đó Thái Thanh lại điêu luyện chất giọng “operra” tăng quãng 8 (giọng gió) ở đỉnh cao nhưng vẫn thăng hoa lối vào tân nhạc. Còn ca sĩ Ngọc Lan lại mở ra một trường phái hiện thực với tiếng hát “thanh bạch” trong trẻo, hồn nhiên như ngôn từ vốn đã mặc định ra thanh nhạc…

    Một vài ca sĩ nêu trên đều có giọng (gốc) bắc hội nhập vào nam(1954) …nên họ thừa hưởng để hội đủ các yếu tố văn hóa, dày ngôn ngữ trong một quan niệm nghệ thuật thanh nhạc không ranh giới, trường phái…

    Riêng, các ca sĩ có giọng miền nam, miền trung thì số lượng thành công (ái mộ) cũng rất nhiều. Họ thường phát triển âm nhạc từ bản sắc dân ca nên phát âm đủ vị ngữ, rõ nghĩa từ, giọng hát ngọt ngào và sâu lắng theo cảm xúc tự nhiên (văn hóa ăn nói)…Sự sáng tạo ca kịch cải lương trào lưu một thời là minh chứng về quan niệm kỹ thuật thanh nhạc. Tuy vậy, họ vẫn cải cách, thay đổi liên tục để hòa nhập phát triển về hướng đương đại ( Bolero, Rhumba, Chachacha, Habanera, Slow…) đã định hình dấu ấn nghệ thuật Việt với phong cách riêng. Và đã trãi qua chiều dài hơn 60 năm…lối tân nhạc đó vẫn  tồn tại và thịnh hành trong mọi giới, khắp các miền. Đến nay, giọng ca kiểu thanh nhạc của họ cũng biến tấu rất đa dạng, nên cũng dễ dàng biểu diễn với nhiều thể loại âm nhạc đương đại hơn!

   Theo cảm tính nhân gian xưa: Những người có năng lực xuất chúng, có biệt tài…người ta hay gọi (phong vị) là thánh nhân, thiên tài, vĩ đại…là để so sánh sự vượt trội hơn thế gian thông thường. Còn trong thuật ngữ (khái niệm) nghệ thuật ca hát…người ta cũng hình dung, tưởng tượng sự ma mị âm thanh “mê hoặc” của các nàng tiên cá (thần thoại, truyền thuyết) hoặc liên tưởng ảo mộng giọng hát “liêu trai”quyến rũ như mấy nàng ma nữ, cáo chín đuôi xinh đẹp trong truyện chí dị của Bồ Tùng Linh….
    Nhưng, mọi sự “ví von” chỉ là ước lệ hình tượng cõi trên, thần tiên, ma nữ hóa ra ngôn ngữ…nên đôi khi rớt xuống thế gian cũng dễ trở thành đảo nghĩa hài hước, châm biếm …

   Sự háo danh khiến chúng ta dễ bị những kẻ bất tài, tên vô lại lạm dụng. Hiện nay,  những danh xưng “tiến sĩ” “nhà báo”, “giáo sư”, “nhạc sĩ”, “danh hài”, “danh ca” cũng dễ biến thành tước vị xa xỉ, phù phiếm trong mắt mọi người, nói chi đến danh hiệu “Diva” mơ hồ, lạ hoắc, xa lắc lơ...

   Khi dùng cảm tính hay quyền hành phổ biến văn hóa 'nổ" tùy tiện. Phong hàm không đúng chức năng, chưa đủ trình độ danh hiệu nghề nghiệp? Sẽ khiến những giá trị đáng tôn trọng đó dần biến thành những kết quả hoang đàng: Lưu manh giả danh trí thức, ngông nghênh tưởng mình quý tộc, nghề ca kỹ ngỡ danh thành nghệ sỹ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét