Mộng cờ bạc…
(Chuyện bên lề xã hội…)
Tôi cũng là người thích trò chơi đỏ đen cá
cược, cờ bạc. Nhưng, thường thử sức phán đoán để giải trí hơn là cầu may về
tiền bạc. Vì thế, tôi không nhiệt tình lắm với những trò chơi thiếu yếu tố chủ
động, rủi nhiều hơn may, nhất là ngồi “tối tăm” chờ trúng số…
Trò chơi xổ số tặng quà để khuyến mãi khách
hàng? Thường ở phạm vi hẹp, chỉ là hình thức vui chơi ngẫu nhiên có thưởng! Còn
khi đã tổ chức xổ số giữa cộng đồng (tính chất xã hội hóa) với mục đích kiến
thiết (đúng nghĩa)…thì số tiền dự kiến trên nguyên tắc thu lãi phải được công
bố và đưa vào mục đích xây dựng: Công trình công cộng, phúc lợi xã hội…
Nhưng,
cách đây khoảng 30 năm…Tôi đã có hỏi một giới chức về ngân sách và giá trị sử
dụng thu về từ công ty xổ số kiến thiết?
Ông ta bảo:
- Anh và tôi “khó” được quyền biết về nó. Và…vì
kinh doanh kiểu đó có thể đổ thừa hên xui? Trúng hay trật vẫn tùy theo tỷ số vé bán được. Thuế
thì có lẽ dựa vào doanh số bán ra hoặc thêm thu thuế 10% thu nhập cá nhân người
trúng…
Tôi ngạc nhiên:
- Vậy là…ta đang phải chấp chứa một công ty hành
nghề xã hội hóa “cờ bạc” ư?
- Thì cứ xem như đó là dịch vụ, nhu cầu việc
làm, vui chơi có “hy vọng” cho quần chúng…
Phải, mơ ước trúng số để đổi đời? Là hy vọng
duy nhất và có vẻ lương thiện nhất…cho những người bế tắc trong nghèo khó, hay
với kẻ có mộng giàu sang tin vào cuộc đời có “số má”? Và, người ta có thể biện luận,
nhiều lý lẽ về điều kiện xã hội: Tạo công ăn việc làm hay sáng kiến tìm “thu
nhập” cho những người tàn tật, mất sức lao động…
Nhưng, dù biện giải thế nào thì tên gọi công
ty xổ số (mục đích kinh doanh) chẳng qua là hợp pháp hóa (!) nó chẳng khác gì
cung cách làm ăn của bọn “chủ lô đề” là bao? Xổ số “kiến thiết” nhiều số khó
trúng, người ta vẫn thích “đánh đề”…vì ít số nên xác xuất trúng vẫn cao hơn.
Còn riêng
Tôi? Trong lĩnh vực phát triển kinh tế hay nhu cầu xã hội…đó là một “công ty”không
đáng có! Vì đó là loại nghề thảnh thơi kiếm tiền, không cần trí tuệ hay công
sức, một loại “dịch vụ” không tốn hàng hóa và bảo hiểm? Đó là thứ “kinh doanh” bán
không cần mua. Một loại trò chơi chưa phù hợp với hiện trạng dân trí, kinh tế
xã hội. Sự kích thích may rủi luôn sinh ra tư tưởng chờ “sung” rụng? Nó biến
tướng thành những hệ lụy èo uột khác cho gia đình-xã hội: Tệ nạn văn hóa mê tín,
tư duy mông muội …
Trước 1975…Một tuần chỉ có 1 lần xổ số kiến thiết quốc gia (toàn miền
nam). Vậy mà, người ta cũng đã lợi dụng kết quả xổ số đó để “đánh đề”, nhiều
hơn là mua vé kiến thiết! Lúc ấy họ mới chỉ tập tò, ham chơi cho vui để có
chuyện mà phỏng đoán vận rủi may rôm rả? Thời đó, chuyện cờ bạc trong nhân
gian, vui chơi giải trí vẫn cho là chuyện bình thường! Nhưng, với “số đề”…từ chính
quyền, tôn giáo, đoàn thể, sinh viên, học sinh và phần lớn dư luận đều lên án,
xem như đó một tệ nạn nguy hại lớn của xã hội văn minh, cần phải bài trừ…
Sau này, thời cải cách đổi mới (1986) kinh tế thị trường…chương trình “xổ số
kiến thiết” bắt đầu hình thành trở lại. Khắp mọi tỉnh, thành đều có một “Công
ty xổ số” …nên “đề đóm” trở thành thường nhật hơn! Những người “mê đề”qua một
đêm mộng mị, sáng thức dậy là đã phải “trăn trở” suy tính “uýnh” số gì sẽ ra ngày
hôm nay?
Hiện tại,
ở trong nam người ta chơi “số đề” vừa phải hoặc kín đáo hơn (sợ dư luận chê
bai), còn những người có máu ăn thua đậm thì (có lẽ) đã tan gia bại sản từ lâu?
Nhưng, từ miền trung ra bắc người ta chơi số đề như một quán tính, thói quen
“phong trào” tràn lan thôn xóm! Bọn “Chủ đề” còn tạo ra nhiều phương án “di
động” hiện đại và mở rộng cách đánh “bao lô” đa dạng. Thật ngạc nhiên, nhiều nơi
trúng chỉ ăn 1=50 (trong nam 1=70) mà người ta cũng ráng chơi lì…
Đáng buồn và bi hài nhất là sự cả tin về
“tâm linh” rất phù phiếm: Họ…(những người mê chơi đề) mua những quyển sách (bán
đâu đó) có ghi chép thành những “công thức” giải đoán cho những giấc mơ, mọi hiện
tượng có trong tự nhiên từ con người, vật dụng cho đến súc vật…cái gì cũng có
“mã số đề”? Và cũng nhiều cách thức kém cỏi, bi lụy cầu xin số rất kì cục, mơ hồ: Cầu
cơ khấn vái, yếm bùa chú…và đơn giản nhất là thắp nhan lên bàn linh, thần tài,
thổ địa để chờ nhan tàn (hình dạng) rồi cố mà suy diễn vẽ ra “ẩn số” của mông
lung thần thánh gì đó ban phát…
Những câu chuyện về tệ nạn từ gia đình ảnh
hưởng ra xã hội, hay từ xã hội xâm nhập vào gia đình là không quá khó hiểu? Có
thể xét qua hiện tượng đơn giản để thấy điều sâu xa: Khi những gì quá phụ
thuộc vào may rủi thường dễ đem đến một kết quả rất tệ…
Tôi có tính nết khó thay đổi khi biết rõ
nguyên nhân (phương tiện) nào tạo ra định mệnh! Chỉ muộn phiền và lo lắng…khi mỗi
lần muốn ra quán uống cà phê thư giản, đành phải nhiều lần cố gắng mĩm cười “xin thông cảm”, vì
không thể mua dùm một tờ vé số “kiến thiết”cho họ…dù biết đó cũng chỉ là những
mảnh đời xuôi ngược!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét