Dịch
thơ…
(Mạn đàm…)
Có người hỏi
tôi về “quan điểm”? So sánh, phân tích cách dịch bài thơ Nam quốc sơn hà đã thay đổi trong sách giáo
khoa mới…
Ở đây, Tôi (@thenhan) chỉ là kẻ tò mò “vác
bút giang hồ” (cười) đi tìm tình yêu nghệ thuật văn chương, thỉnh thoảng mạn đàm rêu rao
chút xíu thơ ca (trong blog) cho đời vui…chứ không bàn về tư tưởng, học thuyết (sự chủ
quan)!
Đối với công tác giáo dục cộng đồng? Tôi
nghĩ không nên sử dụng quan điểm. Vì giáo dục thuộc tính nhân văn và giá trị lợi
ích thuộc về năng lực phát triển cho lẽ phải, hài hòa cho tất cả mọi người…
Ngày nay,
với công nghệ vi tính lập trình sẵn…dịch ra ý các ngôn ngữ thông dụng là một
điều cũng đơn giản! Chỉ khó là khi chuyển hóa ngôn từ, ngữ điệu là điều không
phải ai cũng làm được trọn vẹn. Vì văn hóa ngôn ngữ (phong tục, tập quán) của mỗi dân tộc,
vùng miền đôi khi mang hàm ý khác nhau. Đó là chưa nói khi dịch công văn, thơ,
nhạc, tiểu thuyết…cần cho đúng ý niệm, quy cách, tinh thần, giai điệu ngôn ngữ…
Nếu
nguyên bản dịch (phiên âm) từ Hán-Nôm là:
Tiệt nhiên
định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ
lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành
khan thủ bại hư.
Thì hầu hết mọi người cũng đoán (dịch) được
ý tứ bài thơ này…vì trong đó có một phần ước lệ, thói quen ngôn từ Việt! Nhưng,
để tạo lại một bài thơ thuần ngữ (Việt) hôm nay vào dòng văn học, có tính nhân
văn là điều không dễ tùy tiện…
Đã từ lâu người ta đã quen thuộc và gần như đi
vào nhận thức qua nhiều thế hệ, có giá trị giáo khoa thuần túy với bài dịch của
Trần Trọng Kim (1883 – 1953 là một học giả danh tiếng,
sử gia, nhà sư phạm…) vì nó cũng theo quy
tắc thất ngôn tứ tuyệt, hoặc trong bát cú (thơ Đường luật):
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định
phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc
sang xâm phạm
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời
Hiện nay, trong sách giáo khoa lớp
7 (tập 1) thay đổi một bản dịch khác (dù cùng một ý nghĩa) có ghi đồng tác giả
là: Lê Thước (1891-1975. Nhà giáo) và Nam Trân (1907-1967. Nhà thơ):
Sông núi nước Nam
vua Nam
ở
Vằng vặc sách trời chia
xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ
Điều tôi lo ngại,
thắc mắc? Là bài thơ (dịch) đó có đúng theo nguyên tác thừa nhận và được sự đồng ý thay
thế bản dịch Trần Trọng Kim trong khoa giáo…của 2 tác giả Lê Thước và Nam Trân
không? (vì họ mất từ lâu).
Nhưng, về mặt nội dung thì chẳng có gì khác nhau. Tất cả đều dựa sát ý tứ và nghĩa từ mà dịch. Vì với Hán-Nôm…người bình thường cũng khái quát được ý nghĩa và khi cần họ vẫn tham khảo (internet) để tự dịch được, không cần phải là học hàm, học vị…
Chỉ có điều quan trọng trong dịch thơ…là người dịch phải có chuyên môn, kiến thức (qui tắc,
luật lệ) về thể loại thơ đó và nên phù hợp với thời điểm (lịch sử), văn hóa nhân
gian, đối tượng văn học...chứ không đơn giản là chỉ cần đúng ý nghĩa mà được?
Sở dĩ, có băn khoăn, bàn cải? Bởi, người ta chưa
hài lòng lắm với bản dịch mới thay thế (Lê Thước- Nam Trân) vì ít nhất là khó
đọc bởi ngữ điệu vần “trắc” (thơ cải biên), không phù hợp thông thường với thơ
ca Việt (cả thơ Đường- Trung Quốc) vốn xuôi vần “bằng”….
Ngoài
ra, nếu xét về ngôn từ định nghĩa hay khái niệm (ý tứ) thì rất có nhiều dấu hỏi
được đặt ra cho một loại thơ mang tính văn
bản hay đối đáp mà lại thiếu rõ ràng: Người ta
khó chấp nhận sắc thái tu từ ví von“vằng vặc”(cường
độ sáng của ánh trăng)…khi thay thế văn
tự đã khẳng định tiệt nhiên! Còn phân biệt “Giặc dữ” là một khái niệm “lạ” với kẻ xâm phạm lãnh
thổ quốc gia (không lẽ có loại “giặc hiền”?) Hoặc tính từ dùng ngôi thứ “chúng mày”…là hơi thô, thiếu nhã nhặn so với
yêu cầu trang nhã văn học và định ngữ “nhất
định tan vỡ” vẫn còn mơ hồ khi chưa rõ yếu tố hành động (đánh) quân sự (?).
Giả sử…chỉ có một bản dịch duy nhất. Có lẽ chẳng
ai ý kiến gì? Vì người ta vẫn hiểu được ngụ ý của bản dịch đó! Hoặc ít nhất là
tôn trọng tập quán văn hóa (ngôn ngữ) quá khứ. Nhưng, khi có 2,3…bản dịch khác
nhau, thì người bình thường (độc giả) cũng sẽ cảm nhận, so sánh được cái hay,
cái dở của thơ ca, hoặc sẽ nhận ra tính hợp lý trong đạo ứng xử nhân văn…
Và dù bài thơ có thay đổi cho phù hợp với xu thế
lịch sử, thời đại thì cũng phải xứng đáng, có giá trị ngôn ngữ quốc thi, quốc
thiều…
Sự cải biên vụn vặt thường không phải là
cách thức cải cách giáo dục thẩm mỹ thuần túy. Nếu sự thay đổi tạo ra băn khoăn
về học thức, hoặc gây tranh cải cảm tính trong dư luận, thì cũng đã là điều chớ nên tự ý làm...
Thơ dịch đọc ngang thì hết hay. Song vấn đề tế nhị vì họ là các tiền bối đã mất
Trả lờiXóaCát kính nhi viễn chi...
Lê Thước và Nam Trân cũng là những dịch giả nổi tiếng. "Giọng" thơ của Nam Trân Và Lê Thước khá quen thuộc trong phong trào "thơ mới"...
XóaCó lẽ...Thơ ca thường "nghiên" nhiều về cảm xúc! Còn học thức "đành' dựa vào lý luận (cười)...