Giá trị của lịch sử…
(tư duy luận…)
Thật là bất hạnh khi bước vào đời chúng ta
không biết mình là ai?
Sẽ là ảo vọng khi tìm lối vào học vấn, tài
năng mà không biết mình đang ở chặng đường nào của năng lực và kiến thức?
Chẳng có gì phi lý hơn khi càng học…càng mù
mờ, tăm tối khi đứng giữa những chọn lựa nhân sinh mà sờ soạng tương lai?
Biết và hiểu được về lịch sử là một phần
kiến thức phát triển xã hội tự nhiên nhân văn và khoa học. Người ta khó mà trần
trải tương lai nếu chưa nếm được những gì trong quá khứ…
Hiện nay, những người làm công tác giáo dục
vẫn đang “thao thức”, còn tụ tập hội thảo về môn học lịch sử dù chỉ là đơn giản
phổ thông giáo dục? Mặc dù…ai cũng hiểu đó là học vấn khái quát sử ký được ghi chép lại từ những sự kiện
liên quan đến xã hội, đất nước, con người…
Sở dĩ, có chuyện cần hội ý bàn bạc, thảo
luận về môn học lịch sử? Là vì những năm dài qua người ta thấy rõ phần lớn học
sinh đã trưởng thành mà sao vẫn còn èo uột, mù mờ với lịch sử nước nhà. Và thực
tế là môn lịch sử cũng không được coi trọng qua trình thi cử! Lỗi lầm (nếu có) này…dĩ
nhiên thuộc về sư phạm, khoa giáo, phương thức tuyển cử…hoặc nghĩa là có sự
giới hạn nào đó trong trọng dụng kiến thức nhân tài xã hội?
Thực tế…lịch sử của các dân tộc lâu đời
(hàng ngàn năm) thường được xây dựng trên truyền thuyết, cổ tích phản ánh từ
thiên nhiên, sự kiện. Vì thế, chỉ cần tuần tự giáo khoa với những niên đại từ
các nhân vật lịch sử cho cấp tiểu học (lớp 3-5) là đã đủ tóm lược sơ yếu lịch
sử của một dân tộc, đất nước. Với Lịch sử khoa học cận đại…phần lớn thế giới (văn
hóa, chính trị, địa lý) thường được hình thành bởi sau đệ nhị thế chiến (1945).
Và vì nó mang tầm vóc quốc tế nên được trình bày ở cấp 3 trung học (lớp 11- 12)
ở sách lược khảo cứu xã hội…
Kiến thức về lịch sử (sự kiện) không phải là
môn giáo dục tư tưởng, hoc thức thiên vị quan điểm chính trị của cá nhân nào? Và
môn lịch sử phổ thông thường được trình bày trình tự theo thời gian với hiện
tượng liên quan về văn hóa, chính trị, khoa học. Những ảnh hưởng nhân sinh từ các
cuộc chiến tranh do xâm lược hoặc đối đầu… đại diện bởi triều đại, thể chế kèm
theo nhân vật lịch sử.
Thật
khó mà chọn tự do trong sự ích kỷ? Vì mọi kiến thức và tài năng đều có nền tảng
từ học vấn tôn trọng sự thật! Giá trị lịch sử…có lẽ, không cần bàn cải để môn
học thuộc sở hữu (quy ước) về khoa hoc tự
nhiên hay khoa giáo xã hội! Vì
giáo dục học đường đều thuộc về phạm trù (bao gồm) khoa học xã hội nhân văn!
Con người không biết quá khứ thì khó nắm bắt được kinh nghiệm hiện tại mà xây
dựng tương lai tốt hơn…
Hiểu
biết về lịch sử của gia đình, đất nước và thế giới…là nhu cầu, vốn kiến thức
“tự nhiên” của những người biết quan tâm đến vai trò, vị trí của mình đang cố
gắng làm một thành viên tích cực xã hội. Lịch sử có thể có điểm mốc khởi động,
nhưng chưa bao giờ dừng lại, nó còn viết tiếp sang trang ở tương lai…
Khi họ
(những nhà khoa học) tìm hiểu về nguồn gốc của loài người không phải là trò
chơi thú vị, để tò mò hoặc thiết lập đường mòn tư tưởng…mà muốn biết tương lai
thực sự của nhân loại hành trình về đâu?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét