Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

"Bí quyết" tập đàn guitar (phần 3)

   “Bí quyết” 3: (Lựa chọn hợp âm đơn giản và hệ thống âm giai )


   “Bí quyết” là nói về kinh nghiệm hay kỹ thuật của một nghề nào đó! Cũng có nghĩa là: Ai cũng có thể tạo riêng cho mình một kỹ năng…

   Nếu bạn quan sát thì sẽ nhận ra có rất nhiều kỹ thuật và cách chơi đàn guitar rất khác nhau. Và, thường phụ thuộc vào kỹ thuật âm thanh nhạc cụ đàn thùng hay đàn điện…mà có hệ thống cơ bản trong cách thức sử dụng các đặc tính nghệ thuật: Độc tấu, hòa âm (phối âm) đệm nhạc ở không gian thính phòng, trong phòng trà hay sân khấu lớn ngoài trời! Sự khác nhau âm hưởng du dương cõi thánh ca, hoặc chốn phong trần phóng khoáng miền du ca phiêu lãng …

  “Bí quyết” của guitar, đôi khi còn phụ thuộc vào sự thuận lợi (lối chơi) tiện dụng của người sáng mắt hay khiếm thị! Tùy lợi thế của ngón dài (bấm hợp âm rộng) ngón ngắn (khỏe, nhanh)! Và, người ta có thể phân biệt được sắc thái, âm thanh của người này hay người khác trên cùng một cây đàn phím (keyboard) điện tử, hoặc tiếng đàn của ai đó có liện hệ lối tiết tấu solo từ thói quen đàn mandolin, vọng cổ đang chuyển sang cách chơi tân nhạc …

    Tôi là kẻ khá lười biếng (cười)…nên đã tìm kỹ thuật đơn giản hóa hành trang giang hồ âm nhạc, bằng cách lượt bỏ bớt nguyên tắc bấm hợp âm của guitar theo kiểu đầy đủ, giáo trình truyền thống. Vì thấy rằng thực tế…cần giảm những chi tiết bị cộng hưởng không cần thiết trong hòa âm phối khí (với dàn nhạc), Và phần lớn các tiết điệu chỉ dùng bốn (4) nốt nhạc là đã quá đầy đủ...

   Bí quyết của tôi? Có thể phù hợp với những người tưởng mình không phù hợp với kỹ thuật guitar hoặc thích sự đơn giản. Điều quan trọng…là các hợp âm sử dụng đều phù hợp chung cho hai loại đàn (thùng và điện) …
   “Tất nhiên, nó phải nghệ thuật và thuận lợi dễ dàng cho cả khi bạn sử dụng mọi trường hợp đệm nhạc (bất kỳ bài hát nào)! Vì bạn có thể từ đó suy ra mọi hợp âm có nhiều vị trí và thế bấm, cũng chính sự thay đổi cung bậc của âm thanh (khác quãng 8) sẽ làm không gian có nhiều sắc thái hơn (nâng giọng hát) mà còn cố tình tạo ra phong cách biểu diễn lướt ngón (thuận) “phiêu du” trên cần đàn…”

   + Ta thường thấy người ta chơi (dạy) theo nguyên lý đầy đủ bấm ngón hợp âm thông dụng:


   Mà tôi lại đơn giản hóa cách bấm dưới đây:


   Vì hợp âm phần nhiều không cần sử dụng 2 dây (âm trầm) trên cùng (nhất là khi chơi hòa âm có đàn bas và dàn trống jaz ). Ngoài ra, bấm theo “truyền thống học nhạc” sẽ mất lợi thế ngón trỏ khi bạn vừa muốn solo vừa phối hợp âm, hoặc solo (lót nhạc) qua khuôn…

   Điều quan trọng…ta sẽ bấm đơn giản hơn (không cần ngón út), không dùng sức chặn và chỉ cần thêm ngón hay nhả ngón (giữa) là đã chuyển từ thứ sang âm trưởng (hay ngược lại)…

   + Lần đầu tập với guitar cách bấm thuận ngón là các hợp âm thứ, rồi sau đó mới chuyển qua trưởngsét một cách có hệ thống (thêm và chuyển ngón) sẽ đơn giản hơn!

   Hợp âm đơn giản nhất trong thế bấm guitar là hợp âm Em (Mi thứ)! Chỉ cần bấm 2 ngón nốt sì-mi…Điều đặc biệt so với các dụng cụ âm nhạc khác, tone (gam) Em của guitar có một tổng hợp trọn vẹn với thanh âm đặc biệt: Vừa định vị (bấm) vừa ngân vang (các dây buông) tạo ra một âm thanh không gian nghe buông lơi rung cảm, vừa thanh tao, trầm mặc và sâu lắng...

   + Khi chơi nhạc điệu, nên đồng thời tập chuyển các hợp âm theo qui tắc hệ thống âm giai cơ bản trong 1 bản nhạc để tạo thói quen…
   Ví dụ bài hát thường viết đơn giản cho tông Em (Mi thứ):


   Nhưng, ta có thể di chuyển Em, Am (quãng 8 ) phía dưới rồi mới chạy về B7...tạo ấn tượng nâng cao âm vực ("phiêu" giọng hát) khi lên nốt La cao...theo cách dưới:

   Nhờ hoạt động di chuyển tự nhiên mà bạn đỡ bị mỏi tay (khi bấm 1 chỗ) và tạo quán tính thuộc lòng khi đệm nhạc. Bạn cũng sẽ “vô tình” nhận ra rằng: Chơi hợp âm không có nghĩa là khi nào cũng phải dùng sức bấm…nên thả lỏng cơ, ngón (nhả buông một cách tự nhiên) mới tạo ra thanh âm phân biệt gần xa (to nhỏ) thay đổi sắc thái (thanh trầm) dập dìu, mới cảm xúc được rõ ràng tiết điệu…

   Bạn cũng biết thêm một cách dạo nhạc “ấn tượng” tuần tự bằng hợp âm (thêm Em ở quãng 8) di chuyển từ cao xuống thấp...và cũng để bạn biết thêm một thế bấm 4 ngón (các vị trí này có lợi thế kết hợp solo nốt nhạc gọn gàng, dễ sử dụng quán tính hơn):



 Chỉ cần các thế bấm được trình bày giới thiệu trên, bạn hãy tự suy ra: Nếu di chuyển đồng bộ  (cùng thế bấm) trên cần đàn bạn sẽ túy ý (hiểu) để tìm ra vị trí hợp âm mình muốn! Vì thực tế, chúng ta chỉ có 7 hợp âm chính để tạo ra âm hưởng thứ, trưởng, sét...và nếu cần tăng giảm 1/2 cung là đã tạo ra thêm hợp âm phụ # (thăng) hay b (giáng)...

   Chúc các bạn dạo chơi tự nhiên, thong dong với trò chơi thênh thang “đàn ca hát xướng…”!


P/s:  Sử dụng ngôn ngữ để diễn giải thao tác kỹ thuật và âm thanh là điều không dễ...tuy vậy, hãy cố gắng làm quen với thuật ngữ (nhận thức)âm nhạc . Hy vọng, sau này có cơ hội sẽ trình bày qua video thực tế hơn...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét