Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Văn hóa Mỹ...

Văn hóa Mỹ…
(Dòng suy nghiệm…)

   Vừa rồi…qua sự kiện, hình ảnh cuộc viếng thăm của tổng thống Obama. Có người nói với tôi rằng: “Cung cách của ông ấy! Cũng chỉ là “văn hóa chính khách” của một nhà lãnh đạo chính trị lấy lòng dân chúng…”.  Tôi không nghĩ vậy! Vì tôi biết người Mỹ từ khá lâu khi sống gần với họ. Văn hóa giao thiệp thân thiện, hòa nhã của Obama so với những người Mỹ cách đây hơn 45 năm cũng chẳng khác gì nhau nhiều…
   Điều đó khiến tôi ngạc nhiên và trưởng thành với nhiều băn khoăn suy nghĩ về những tác động, giá trị thực là gì trong văn hóa chính trị, đời sống xã hội? Nếu vănngười thì văn hóa có thể tạo ra định mệnh



   Hình như, quốc gia nào cũng đều ca ngợi “bản sắc” văn hóa của dân tộc mình! Nhưng, sự tự hào văn hóa đó có thực sự tạo ra nhân tố phát triển tình cảm, văn minh nhân loại hay không…khiến ta nên hay là không nên trọng thị?

   Theo phép xã giao…người ta luôn tôn trọng văn hóa lịch sử bản sắc (tình cảm) của mỗi dân tộc. Và, hầu hết các nước trên thế giới phần lớn đều có nền văn hóa qúa khứ khác nhau. Nhưng, chắc chắn rằng: Giá trị đạo đức muôn đời là sự phổ cập luân lý không thể khác nhau (?) Tuy nhiên, khi nhìn vào hiện trạng xã hội…sẽ cho ta thấy hành vi con người thường bị nhận thức theo quán tính sinh tồn, hoàn cảnh mưu sinh hoặc do triều đại, chế độ chính trị nào đó đã vô tình (hay hữu ý) tạo ra lề thói, xây dựng kịch bản giáo dục, biến luật lệ thành văn hóa…

   Giữa các dân tộc có quốc gia lâu đời…thì nước Mỹ là quốc gia lập quốc (4/7/1776)  muộn màng, non trẻ so với bề dày lịch sử nhân loại! Hành trình sơ khai của nước Mỹ thường được mô tả…Là nơi bắt đầu bằng những kẻ lang thang phiêu bạt, tìm miền đất mới mưu sinh (Tìm vàng, khai khẩn đất đai ) và người ta dễ hình dung trong các bộ phim, hình ảnh “tự sinh, tự diệt”: Cờ bạc, đĩ điếm, bạo lực…có bóng dáng những gã cao bồi (cowboy) áo quần bẩn thỉu, cưỡi ngựa như xiếc, uống whiskey (rượu) say mèm và bắn súng nhanh như chớp…

   Một sự khởi đầu có vẻ rất hoang dã. Nhưng rồi…cuộc đối đầu giữa người thiện, kẻ ác và tên vô lại cũng cần phải đến hồi kết thúc theo luật chơi công bằng, để sự “tồn tại hay không tồn tại” đều dựa vào chính năng lực và tính cách anh hùng! Có thể…đạo nghĩa giang hồ văn hóa tha hương cũng không nằm ngoài tính nhân bản, luật nhân quả (?)

   May thay, từ giá trị sinh tồn hỗn mang đó…người ta đã tìm ra được một lẽ phải không bao giờ thay đổi: Lòng tin và sự tôn trọng nhiệt thành nơi con người, cùng những giai thoại nhân vật anh hùng…người ta xây dựng một nguyên lý cho hoàn cảnh xã hội mới! Và một mô hình bằng luật định văn hóa hòa thuận, bình đẳng dựa vào công lý trên cơ chế giám sát quyền lực hành pháp! Có thể, từ đó mới có một tổ quốc hình thành, dân tộc Mỹ đã ra đời…

  Trong khi…các nước trên thế giới vẫn còn chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa truyền thống, chính trị chuyên chế, tập quyền kéo dài lôi theo một nền kinh tế lạc hậu…thì Hoa Kỳ lại phát triển nhờ một nền văn hóa chính trị đương đại: Đạo luật nhân quyềnchống chủ nghĩa nô lệ! Điều đó đã thu hút nhân tài, phát huy năng lực dân chúng chủ động sáng tạo cho cuộc sống của chính họ. Hình như, đó là nấc thang động lực cơ bản, đặt nền móng bước tiến văn hóa quan trọng kiện toàn xã hội. Chắc họ tin rằng đó là công thức phát triển quyền lực duy nhất ổn định: Dân chủ- nhân quyền- hòa bình- thịnh vượng…

   Khi Chính phủ hợp chủng quốc khai sinh ra bản hiến pháp đầu tiên…là họ đã phổ cập được tính đạo đức nhân văn, thỏa mãn phát triển chính trị dân sự và bình đẳng mưu cầu hạnh phúc cho mỗi người. Một định chế không có ngai vàng cho kẻ độc tài và luộm thuộm lý thuyết cho những kẻ gian hùng có cơ hội hí ngôn đầu cơ chính trị. Với một định chế “văn hóa” như thế nó đã thách thức: Chủ nghĩa chủng tộc (Fascist), Chiến thuyết cộng sản Bolshevik (Marxist), cực đoan giáo phái…vì các hệ tư tưởng đó không thể tồn tại tiêu cực trong tính cách đa văn hóa và ý thức khoa học tha nhân của họ…

   Điều đó! Cũng đã chứng minh qua thời gian: Không riêng gì đất nước Mỹ…mà trên thế giới cũng lần lượt hình thành một số quốc gia, khu vực, vùng miền tự hình thành do di dân…họ đã tự hòa nhập bản sắc riêng vào với nhau rồi tạo ra một văn hóa hiện đại, tính cách hòa bình như: New Zealand (Tân Tây lan), Australia (Úc), Singapore, Hồng Kông, Ma Cao, miền nam Việt Nam…hoặc đang khai hóa bằng nền văn hóa chính trị dân chủ Nhật, Hàn Quốc, Philippin…

   Người ta hay nói người Mỹ thực dụng? Đó chỉ là cách nói tha hóa ngôn ngữ! Còn trong bản chất của khoa học thực nghiệm sẽ khiến người ta ít mắc lỗi hơn là nhào nặn lý thuyết (biện luận). Điều đó cho phép họ có tư duy cơ học nhanh chóng phát triển công nghiệp hóa mọi lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, quận sự một cách mạnh mẽ…

  Và với một lịch sử ngắn ngủi, đầy phứt tạp…Họ đã mua được đất đai mở rộng lãnh thổ, đấu tranh kiên cường với những cuộc chiến lớn đầy thử thách, qua các chặng đường u tối, cam go của lịch sử (Các chủ nghĩa: Chủng tộc, cộng sản, khủng bố…). Đến nay, họ vẫn là niềm hy vọng của nhân loại vì có khả năng và tiềm lực tham gia giải quyết những khó khăn về: Thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo trên thế giới và kềm tỏa bớt những thế lực còn cực đoan, mù quáng…

   Văn hóa (chính trị) Mỹ khiến ta có cảm giác: Quốc gia, dân tộc, tôn giáo, chủ nghĩa…chỉ còn là một khái niệm riêng so với thế giới luôn biến động, đa phương hoặc vô cực? Và, đến nay người ta không thể phủ nhận văn hóa Mỹ đã ảnh hưởng đến tư tưởng cải cách chính trị của những người yêu chuộng tự do, hòa bình…nơi một vùng đất hứa có nhân tố hy vọng phát triển xã hội! Có lẽ, sự khai hóa ý thức là nhờ một đất nước hòa hợp đa văn hóa, quý trọng “môi sinh”xã hội, nơi hội tụ đa chủng tộc (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ).

   Phải chăng? Sự khác biệt (đa dạng) văn hóa khiến con người biết cách suy luận, dung hòa để chọn lọc những luân lý, thẩm mỹ có giá trị cao hơn cho tương lai…bằng sự suy luận nghệ thuật đơn giản: Văn hóa nhân sinh sẽ tự nó định hình ra luật lệ, hành pháp công lý mới…để cùng tồn tại và phát triển xã hội, tài năng, nhân cách!?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét