Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Biểu tình...

Biểu tình…



   Có những cuộc biểu tình xảy ra là chuyện bình thường và cũng rất tự nhiên khắp nơi trên thế giới…nếu nơi đó người dân còn nhiệt tình quan tâm đến đời sống, tình cảm xã hội (?)

   Vì…biểu tình chỉ là hình thức xã hội dân sự bày tỏ quan điểm, ý chí nguyện vọng về một vấn đề bức xúc của nhiều người có liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội…nếu chính quyền chưa thực sự quan tâm (!)

  Biểu tình mang ý nghĩa hiểu theo cách đúng đắn là: Hình thức biểu đạt bất bạo động! Và đứng về khoa học tâm lý xã hội thì người ta thừa nhận cách thức biểu tình cũng có thể thúc đẩy tự do và chống tội ác…Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của liên hiệp quốc đã được rất nhiều quốc gia tôn trọng dân chủ ký kết…

   Tuy vậy, cuộc biểu tình cũng có thể dẫn đến bạo lực tùy theo hoàn cảnh, yếu tố văn hóa và thiếu cơ sở luật pháp.  Khi thể chế lập pháp còn thiếu luật biểu tình...thì sẽ gây lúng lúng cho các cơ quan chức năng lựa chọn nguyên tắc xử lý đúng đắn (tính chính danh của biểu tình và giải tán biểu tình). Điều đó, người ngoài cuộc dễ suy diễn bạo lực bắt đầu xảy ra từ một phía (cảnh sát hay quân đội). Bởi sự phi bạo lực thường không thể kiểm soát trong xã hội phi dân chủ

   Sự không thừa nhận biểu tình nên phải gọi đó là tụ tập đám đông, nhóm người gây rối dẫn đến phát ngôn khiếm nhã: "sự kích động", "người bị lợi dụng" làm nhẹ mục đích chính danh cuộc biểu tình...càng làm tăng thêm sự bức xúc, thiếu tôn trọng lẫn nhau giữa người dân với chính quyền. Người quan sát sẽ nhận ra: Cách ứng xử văn hóa quyền lực không nên có trong ý thức đối thoại bình đẳng...
   
   Dân chủ (tri thức dân sinh) là xu thế của thời đại. Sự chậm trễ của luật biểu tình …cũng là sự chậm tiến về hệ thống quản trị xã hội nhân văn. Vì không luật nên dễ tạo "lỗ hổng" hành xử bạo lực tùy tiện và những cá nhân hèn kém nhân cách sẽ lộ rõ thái độ “côn đồ”…có thể một cách bất đắc dĩ, nhưng rõ ràng thiếu lương tâm trong sáng...

   Sự thật, chính trị kinh tế của bất kỳ xã hội nào ngày nay…cũng thường xuyên bị thay đổi (?) Những sự cố, điều bất đồng, đố kị hay sự không công bằng có thể xảy ra vài bất cập trong nhu cầu đời sống, đối tượng xã hội! Vì vậy, cách thức giải quyết vấn đề (hậu quả) là quan trọng! Tìm đến cảm thông với nhau không khó…nó chỉ khó khi sử dụng quyền lực bảo thủ, dựng lên bức tương ngăn cách bằng sự bế tắc không đối thoại?

   Không đối thoại…dễ bị suy diễn thành dối trá! Mà sự gian xảo thường được đánh đồng cho “có tật giật mình” là kẻ không thông minh, tên bất tài…đó là vấn đề quan trọng thuộc về lòng tin? Vì vậy, đúng hay sai không phải là hậu quả của cuộc biểu tình? Mà mà sai hay đúng…ở chỗ chính quyền đã tạo ra kết quả sau đó bằng quyền lực hay thỏa thuận (bạo lực hay hòa bình)?

   Người Việt mình có cá tính cả tin…nhưng, khi mất lòng tin thì thần thánh, thiên tài cũng chỉ là nhân vật xấu xí, kêch cỡm. Khi nhà nước và người dân có khoảng cách trống vắng về niềm tin? Thì hai quan điểm tự do và hạnh phúc sẽ rất là khác nhau…và môi trường sống đó còn tệ hại hơn rất nhiều(!)

   Hy vọng, sẽ xảy ra hay không xảy ra lần nữa? Điều đó, không còn quan trọng nữa rồi…


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét