Mệnh đề của luân lý…
(câu chuyện của định
luật…)
Người ta thường nghĩ luân lý là hệ thống đạo đức, qui tắc thuộc về lẽ phải của con người…
Nhưng khi hỏi : luân lý là gì? Thì chỉ được giải thích bằng những cụm từ theo dạng qui
ước văn bản, ý nghĩa ngôn ngữ khá là mịt mờ, xa xôi: Luân thường đạo lý, thuần phong mỹ tục, truyền thống và kết luận một
cách như không được tranh cãi: Vì…đó là sự phổ cập chuẩn mực đạo đức (?)
Nhưng, khi tìm hiểu riêng mỗi nền văn hóa,
phong tục, tập quán khác nhau trên thế giới…ai cũng nhận ra rất có nhiều sự
khác biệt? Thực tế luân lý cũng chỉ
là luận điểm cho luật lệ trong một
cộng đồng, xã hội nào đó. Luân lý có
thể được hình thành từ quán tính văn hóa tự nhiên (tình cảm, tập tính), quan
niệm siêu thực từ tôn giáo, hoặc là do lệ thuộc vào chủ thuyết (giáo dục), luật
pháp trị vì của một thể chế với mục đích quản lý (hoặc thống trị) xã hội…Vì
thế, ta có thể đặt nghi vấn: Văn hóa tạo ra luân
lý? Hay chính luân lý đã cố ý (vô
tình) tạo ra văn hóa…
Khái niệm Luân lý được trình bày nhiều dưới dạng kinh kệ (giáo điều) tôn giáo, học
thuyết (luận điểm) chính trị xã
hội và thường được biện chứng bởi đạo đức
nhân tâm, dân sinh. Đôi khi, giữa niềm tin tôn giáo và quyền lực thế tục rất
khó mà phân định…để từ đó hình thành ra qui tắc ứng xử, luật lệ hành pháp. Tuy
vậy, không có nghĩa là dễ dàng để cho ai cũng có thể hiểu hết (nhận thức) mọi
giá trị (hay hệ quả) mệnh đề của các luân
lý đó…
Xã hội
của chúng ta thường bị các phong trào thuần
phong mỹ tục khác nhau chen lấn “du nhập” theo quán tính, thời cuộc. Phần
nhiều là các khẩu dụ luân lý từ đạo
Phật, Ki tô giáo…và nhất là học thuyết tư tưởng giáo dục: Nho giáo (Khổng tử)
và chủ nghĩa xã hội (karl Marx-Lenin) đan xen, điều hành dẫn dắt tư tưởng...
Nhưng, thực tế không hề có phản biện hay ý
thức học…mà vì “nhiễm” thời đại, xu thế đời sống, tình cảm cộng hưởng nhiều
hơn. Chính vì vậy, khiến ta dễ có nghi vấn: Tín ngưỡng (quyền lực tôn giáo) hay
phe phái chủ thuyết xã hội (quyền lợi chính trị)…thường là do ích kỷ, đố kị, thói
quen kế tục(?) Dù có điểm chung luân lý phổ cập (đạo đức nhân tâm)…nhưng
sự “giao thoa” chông chênh văn hóa, vắng tư duy chọn lọc, thiếu tính bình đẳng
và sự chủ quan (thiển cận) trong xây dựng luật pháp (nền tảng giáo dục) nên
cũng dễ gây ra hiện tượng đa luân lý,
nhiễu loạn nhân cách (?)
Ngày nay, (thế kỷ 21) với sự phát triển khoa
học kỹ thuật, công nghệ trí thức, thông tin hóa dân trí…nên giá trị đạo đức nhân sinh đã có nhiều hệ khách quan thay đổi sự “cục
bộ” luân lý: Từ cá nhân, gia đình, nhóm người…nay,
đã trở thành một mệnh đề chung giữa cộng đồng xã hội. Nếu trí thức con người
thực sự tồn tại? Thì bản chất (hư vô) của tôn giáo chỉ còn lại giá trị lương
tâm, tinh thần (sự tu tâm, tính vị tha, lòng nhân ái) và những chủ thuyết xã
hội cực đoan (phân công giai cấp thống tri) từ thế kỉ trước sẽ trở thành học
vấn hủ lậu…Dù bản chất triết lý luôn mang tính kế thừa (!)
Thực ra, triết lý xã hội phương đông xưa kia
(trước công nguyên) đã thấy có rất nhiều nhà triết học nổi tiếng: Trang tử, Lão
tử, Tuân tử…đều cho rằng học thuyết của Khổng tử (Nho giáo) là hủ lậu khi áp
đặt giáo điều khẳng định “nhân chi sơ tính bản thiện”! Nhất là Tuân tử…vì cho rằng: Bản tính con người là ác nên ông coi
trọng giáo dục, căm ghét mê tín và luận rằng: Những nhà nho thường bỉ lậu, câu nệ, nhỏ
nhen, cúng tế, bói toán, tin điều may, điều rủi… nên
phải dùng pháp trị để tránh lạm dụng. Riêng, chúng ta ít nhất cách đây 100 năm
cũng đã có nhà biên khảo Phan Kế Bính…trong "Việt Nam phong tục"
(1915) với kiến thức học thuật, nghiên cứu nghiêm túc của mình, ông cũng đã phản biện về những điều gọi là thuần phong mỹ tục Việt Nam...
Ý thức luân
lý của các nước văn minh hiện nay đã hiện thực hóa khá nhiều. Họ thường dựa
vào công lý của luật pháp! Công lý đó phải được xây dựng trên nền tảng bình
đẳng với thể chế hành pháp công bằng…được luận chứng khoa học từ trong lương tri
và nguyên tắc đức dục vận hành xã hội….
Họ…(văn
hóa phương tây) nghiêm khắc với những tác động xấu đến tương lai con người (quyền
của trẻ em), tôn trọng phái yếu (ưu tiên phụ nữ), xem trọng đời sống nhân sinh
(bảo vệ người già). Về mặt tình cảm, đạo đức nhân văn…người ta khinh ghét kẻ
dối trá, hèn nhát (dùng quyền lực và sức mạnh hiếp đáp kẻ yếu, thế cô). Kiểm
soát chặt chẻ tội phạm (thái độ bạo lực) và các hành vi thô lỗ liên quan sức
khỏe, nòi giống (rượu, bia)…
Có thể nói luân lý thực tiễn của họ muốn khẳng định rõ ràng rằng: Không có
quyền lực hay “công lao, ơn nghĩa, tình lý” nào lại có thể thay thế công lý hiện hữu hoặc đứng ngoài vòng pháp luật
được! Và đương nhiên, nếu là người tôn trọng sự thật…thì hãy hy vọng rằng luân lý không thể là bài giảng rêu rao
ca ngợi, hoặc chỉ là niềm tin phù du dùng để trang trí trong hội hè, lễ lạt…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét