Đời như mơ…
(Nhã
luận…)
Tôi vẫn thường lang thang rong chơi, để thấy mình thảnh thơi! Muốn
thảnh thơi…thì chiếc ba-lô hành trang trên vai phải nhẹ hều, túi tiền không quá
nặng (cười)…khi ấy họa may mới thong dong, nhẹ nhàng nhìn được cuộc đời thênh
thang, cảm nhận được hiện trạng xã hội với những giấc mơ đời nhọc mệt …
Có
mấy mộng ước thực tế nằm trong cuộc đời hạnh phúc và có bao nhiêu giấc mơ hoang
đường dạo khúc chiêm bao hụt hẫng? Tất nhiên, không có ước mơ nào là không có
giá trị riêng của chúng. Vì nhờ có những mơ ước ngóng trông mà con người cố lấy
thêm chút niềm hy vọng, lòng tin yêu để vui sống…
Tuy vậy, không thể phủ nhận có những ước mơ
ích kỷ (cá nhân, bè nhóm) làm lịch sử phát triển chậm chạp, mất bình đẳng và
những mơ tưởng huyễn hoặc thiên đường xa xôi khiến cho văn hóa xã hội vào đời
trở nên nô lệ, hèn kém hơn…
Trong một bức tranh xã hội…sau khi trãi qua nghèo đói vật chất và văn
hóa suy kiệt, thì đồng tiền tiến lên ngôi vị tiên phong làm nấc thang danh
vọng, quyền hành duy nhất biến thành số phận, để chỉ ghép nối chúng thành định
mệnh hoang mang! Khi ấy giấc mơ hỗn mang hạnh phúc: Tình yêu và tiền bạc thường
gắn kết chung một con thuyền trôi giữa dòng đời chật hẹp…là đối tượng (đối tác)
giữa “đại gia” và “chân dài”, để hoàng tử và công chúa trở nên khan hiếm! Nàng
Lọ Lem trong cổ tích ngày nay đành liều lĩnh mơ ước, mò mẫm đi tìm lâu đài thiên
thu…
Những giấc mơ con người phụ thuộc vào thức
hay ngủ? Có lẽ, nó phụ thuộc nhiều vào bộ não suy tưởng hay quan niệm văn hóa
“triết lý sống” đang rao giảng ở xã hội đó! Phải chăng? Khi người ta chỉ thích sống và hành động bằng
quan niệm (tư tưởng) thì hạnh phúc bao la đã bị diệt vong…
Dù ước mơ đó có là mục đích: Vật chất, tình
yêu, hay tinh thần đi nữa…thì chúng hẵn vẫn có giá trị lẽ sống riêng ở đời! Chỉ
khi nào giá trị hiện thực chúng bị mong manh, thay đổi …là bởi nền tảng đó được
xây dựng bằng phương tiện gì? Tiền bạc, quyền lực, bằng cấp, tài năng hoặc đơn
giản chỉ là sự hồn nhiên…
Mơ
ước con người thường cao hơn thực tế mà chúng ta đang có. Nhưng, chỉ ở nhu cầu
chừng mực dễ hiễu: Ước mơ của người tàn tật được là người bình thường!
Trong khi kẻ nghèo khó mong đủ ăn…thì kẻ có dư tiền dùng mơ danh vọng và người
có danh vọng lại tiếp tục kéo dài giấc mơ thêm quyền lực?
Thường,
“lỗ nhỏ” mới bị đắm thuyền…thì “ước mơ lớn” phi hiện thực, xa xỉ lại luôn tạo
ra khủng hoảng niềm tin!? Có những mơ ước lẽ ra không cần thiết, thừa thãi, quá
vọng tưởng sẽ đè nặng lên đời người, hao phí nhân cách, hủy hoại bớt thời gian
thần thái…
Có lẽ, ước mơ có lòng tha thứ, bao dung đời
thường sẽ dễ thành công hơn so với một ước mơ lấp ló vị kỷ, bội bạc…
Có những nỗi đau không bao giờ quên được. Có những cảm xúc không bao giờ phôi pha. Và có những nổi buồn không bao giờ thôi hiện hữu . Phải chăng đời không là một giấc mơ .
Trả lờiXóaỦa...chưa quên được hả? (le lưỡi)
XóaVậy, thì đó gọi là giấc mơ...xưa! (chúc bình yên)