Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Những mảnh vỡ thi cử...

Những mảnh vỡ thi cử…
(câu chuyện bạn bè…)



   Có người yêu cầu Tôi thử phân tích cái hay, dở (sai, đúng) của phương pháp thi cử phổ thông+ đại học (2015) vừa rồi…

   Tôi là người chỉ thích đọc những đề án có luận chứng! Còn nếu chỉ là  một phương án đơn điệu hay một “công thức” ngắn ngủn, rõ ràng quá thì cần gì phải phân tích? Vì…năm ngoái (2014) khi dẫn con đi thi, vài phụ huynh gặp tôi, họ cũng đã nói: “May quá! thi năm nay cho xong…chứ năm sau thay đổi thì phiền phức, mệt…!”

   Vì thế, ở đây…gần như chỉ là câu chuyện quá khứ của các cải cách hay đổi mới (!) Nên những điều này chỉ trao đổi nhẹ nhàng, có chút xót xa cũng đành cho qua. Ta hãy xem như là "lời nói gió bay" vu vơ khi ngồi thảnh thơi (cười) ở quán ven đường…

   Có lẽ, những người quan tâm đến giáo dục! Họ cũng đã dự đoán, thấy trước được những mảnh vỡ sẽ xảy trong thi và cử:

   Vì…“2 trong1” thường là một tiêu đề (giật tít) được dùng để quảng cáo hàng hóa. Nhằm thu hút những người tiêu dùng thích vật dụng có thêm kết cấu đặc biệt (lạ) hoặc gọn nhẹ mang tính hiện đại, tiện dụng. Nhưng, thực tế chỉ dành cho đồ dùng (thiết bị) có sự liên kết thuận lợi tính năng đồng bộ. Tuy vây, muốn có chất lượng đúng, nó vẫn phải có cấu tạo công năng chuyên trách riêng…

   Về mặt tác vụ nghiêm túc…ít ai dám thờ ơ sử dụng thứ dụng cụ “2 trong 1” trong một thiết bị cần tính chuyên dụng cao. Trừ khi, đó là công cụ tiện lợi, vô hại, nhỏ lẻ dùng cho cá nhân gia đình! Và ngay cả những thiết bị điện tử đa năng thông minh (smart) thì cũng cần thói quen dài ngày, hiểu biết kỹ thuật mới sử dụng hết giá trị thực…

   Vậy, muốn sáng tạo ra một đề thi “2 trong1” để phân biệt được học vấn, năng lực…thì cũng phải cần có ranh giới (khoảng cách) mục đích và kết quả phải có giá trị khác nhau! Nhưng, làm sao để có một đề thi “đại trà” để phân tách được như vậy…khi mà đối tượng (giáo khoa) cùng một cấp học phổ thông? Nếu tưởng rằng rút ngắn đề thi bằng cách trộn 2 tiêu chí phân loại mà không có khiếm khuyết (đồng hóa) là điều ngụy biện…

   - Thicử vào đại học vốn là đồng nghĩa chung một mệnh đề (hướng nghiệp) mà thí sinh buộc phải xác định (ngành nghề) để ổn định tâm lý chấp nhận trước khi thi. Thì nay, đã không còn giá trị tư cách hay ước mơ của lòng tự trọng nữa….khi mà điểm số có trước khi tuyển cử. Nó chỉ còn lại là giấy thông hành tạo ra (hoặc thay đổi) quyết định bon chen tìm các trường “danh giá” (trường công). Nghề nghiệp bỗng trở nên thứ yếu khi thí sinh có nhiều “nguyện vọng” đổi thay (điểm số chọn nghề)…

   Để tránh định kiến may rủi…người ta dùng phương ngữ hên xui cho nhẹ lòng. Nếu xem điểm số thi theo cách “phổ thông” là người thông minh với nghề nghiệp…là sự sai lầm lớn về học thuật phương pháp và đào tạo nhân tài. Người ta thường tuyển sinh viên cho các chuyên ngành bậc đại học có tính chất khoa học thực nghiệm như: Bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, sư phạm…bằng cách thi tuyển trực tiếp Tự luậnvấn đáp mà không thừa nhận thi trắc nghiệm. Vì vậy, chuyện thi và cử là chuyện thuộc về nguyên tắc giá trị thực hành…chứ không phải là trò chơi trích đoạn hoặc san bằng (!)

   Kẻ hở ý thức đáng buồn nhất của nhân cách là: Những người có số điểm trung bình khá thì chực chờ, chạy đôn đáo, lo lắng (rút, nộp hồ sơ)…còn những người có điểm cao chót vót lại thủng thỉnh chờ phút chót nộp vào để đánh rơi kẻ khác (tâm lý ỷ lại). Ý thức tôn trọng và tư tưởng công bằng xã hội sẽ khó mà hình thành với phương cách tuyển sinh như vậy! (Đó là chưa nói các điểm cộng “ưu tiên” nặng nề, đè bẹp lên giá trị học vấn trong công bằng trí thức).

   Có học là có thi cử! Điều quan trọng là mục đích và giá trị của kỳ thi đó? Phổ thôngđại học có giá trị quy hoạch chức năng xã hội khác nhau rất lớn (năng lực, trách nhiệm) Những cuộc thi học sinh giỏi (lớp phổ thông) cũng chỉ là tạo khuyến khích cho một bộ phận nhỏ học sinh có sở thích đam mê một môn học nào đó…chứ không hẵn đã thể hiện năng khiếu nghề nghiệp?

   Khi một công thức sai lầm về căn bản? Thì dù thay đổi kiểu cách, “hệ số” nào đi nữa…thì cũng chỉ là chắp vá vớt vát!  Sự rơi rớt 20 hay còn 10 ngày xét tuyển thì may lắm chỉ giảm ½ số ngày bị căng thẳng hồi hộp, ăn chờ ở chực? Họa chăng chỉ còn…1 ngày để không kịp rút-nộp hồ sơ (cười). Và nếu nghĩ rằng sử dụng “biện” pháp công nghệ thông tin (mạng internet) trong tuyển cử là giải pháp…thì đó là phương tiện "tối hậu" cầu kỳ, không thông dụng rộng rãi, chưa hợp tính cách phổ thông. Vì hiện trạng dung lượng trình độ, điều kiện phương tiện của phần lớn cung cầu dân sinh (gia đình, học sinh) còn hạn chế…sợ rằng đó là cách nghĩ buông thả cho máy móc(?)

   Tại sao? Đề tài giáo dục luôn bị đem ra bàn cãi lâu nay trong dư luận xã hội…

   Sở dĩ, có sự (trở thành) xã hội hóa bàn cải…là bởi, ngành giáo dục của chúng ta thích “đơn phương” luôn tạo ra sự học “trồng người” bằng cái (cải) cách chạy marathon như chưa hề có điểm đích? Khiến cho thiên hạ lận đận cảm thấy tương lai con em mình bị mù mờ: Trong khi phụ huynh nặng gánh băn khoăn thì học sinh đành bận rộn hoang mang cúi đầu thi cữ. Và chẳng một học sinh đáng thương nào không đau lòng: Khi chỉ vì một cuộc chơi năng lực học hành sách vở, đành lôi kéo bố mẹ vào cuộc chạy đua gian nan theo đời mình…

   Bao giờ thôi hết âu lo? Có lẽ, khi nào mà người ta phải hiểu và chấp nhận một luật lệ: bình đẳng chính trị xã hội (ý thức) mới có công bằng giáo dục phổ quát (trách nhiệm)!?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét