Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Nỗi buồn triết lý...

Nỗi buồn triết lý
(tản mạn…)



  Có đôi lúc hãy làm người rãnh rỗi…dạo chơi giữa dòng đời bận rộn (cười)! Sự thảnh thơi khoan thai hay bộn bề lo toan là thứ định mệnh luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội hay chính văn hóa chúng ta tạo ra nó…

   Triết lý là gì và tại sao cần có triết lý giáo dục? Đây, là câu hỏi bắt đầu nẩy sinh, hình thành tư duy mới có nhiều trên mạng internet. Nhưng, không thỏa đáng và dễ hiểu? Vì câu trả lời đó thường chỉ là một định nghĩa của từ điển! Sở dĩ, có dấu hỏi về triết lý…là bởi, ngồi ở ghế nhà trường (hiện tại) chỉ học thuộc làu một hệ mặc định “dân trí”, mà không hề có môn triết khai trí (năng lực) cho mỗi cá nhân bước vào đời...

   Thật may, nếu ai hồn nhiên tự hỏi Triết là gì? Thì người đó đã bắt đầu muốn trưởng thành! Người trưởng thành là khi họ tự mình bước đi trên đường đời không hề ngạc nhiên về sự vấp ngã…

  Triết lý không phải là môn học lập luận (bao biện) về một học thuyết nào đó…mà là phương pháp luận sự kiện, học thuật phân tích nhiều loại thuyết lý khác nhau! Bởi, triết lý thường đặt ra những nghi vấn và giải quyết chúng theo thực thể, với mục đích là để tìm ra cứu cánh chứ không phải lượm lặt công thức hóa phương tiện! Triết lý có tính độc lập trong tư duy, chẳng bao giờ chịu nô lệ tư tưởng (Do ai đó truyền đạt lại)…

        Hình như…chúng ta có 4 triết lý mà đời người cần quan tâm:
    - Triết lý tình yêu (Niềm vui sống)
    - Triết lý đời sống (sinh tồn)
    - Triết lý tôn giáo (tâm linh)
    - Triết lý xã hội (chính trị)

   Mọi Triết lý trên mới chỉ là học thuyết! Vì triết lý…là những điều nhằm lý giải hệ thống, đang tìm lẽ phải chứ chưa phải đã là định đề khoa học (khẳng định)? Tuy vậy, triết lý lại là phương tiện giản đơn đầu tiên đi tìm dữ liệu cho định luật (sự đúng)! Vì thế, nếu thiếu khả năng triết luận ta sẽ khó xác định sự thật đằng sau những điều tưởng chừng như đã là chân lý? Rất dễ thành một tín đồ mê tín, một sự học không hoàn thiện, thiếu lương thiện…

   Trong một mệnh đề triết lý có vô vàn biện luận? Mỗi biện luận đều có lý do cho mỗi hoàn cảnh xã hội, đời người! Và…nỗi buồn của triết lý (phản biện) chính là chưa được khuyến khích, hoặc không có điều kiện ngôn luận khai phóng để tự mình phân tích 2 loại triết gia: Nếu có triết gia muốn tìm kiếm sự thật về nhân cách con người, căn bản xã hội hay nguyên tố vạn vật…thì cũng có một loại triết gia khác thích tìm cách tạo ra một cỗ máy chiến thắng, thống trị, cải tạo (chống lại) qui luật xã hội và tự nhiên…

   Sự khác nhau về quan điểm không phải là kẻ thù của nhau! Chỉ có mù lòa triết lý mới gây ra ý nghĩ đó!! Chính vì vậy, mà giáo dục là cơ sở lý luận phá vỡ tư tưởng cực đoan được đặt lên hàng đầu, bởi con người là nhân tố quyết định thành bại của xã hội đó…

   Triết lý (khái niệm và định nghĩa) theo giáo dục của UNNESCO gợi ý (thừa nhận) có 4 ý nghĩa chính: “Học để biết; Học để làm;Học để tồn tại; và Học để chung sống” . Muốn để biết, để làm, để tồn tại, để chung sống…thì mỗi cá nhân là một thể loại biết suy luận tìm ra đúng năng lực của chính mình. Và ít nhất người ta cũng tham luận hoặc xây dựng được cơ bản triết lý: Thuyết bản chất, thuyết trường tồn, thuyết tiến bộ, thuyết hiện sinh…

   Vì thế, nếu thiếu khả năng triết lý…dù giỏi môn học (điểm số) cũng chỉ trở thành một công cụ hoặc chỉ là người sắp xếp thư viện. Và rồi…gặp nhiều may rủi, vụng về bởi thiếu độc lập, “loạn lạc” với quan niệm cạnh tranh sinh tồn. Sự học thuộc lòng, thường thiếu tư duy sáng tạo, nó chỉ dẫn ta đến kho chứa đồ xa xỉ nhưng cũ kĩ. Và khi bằng cấp, học vị chỉ còn thể hiện tư tưởng “hiếu học”, đèo bồng cá nhân “thoát nghèo”…sẽ dẫn đến con đường lệ thuộc hoặc bị nô dịch…

   Chính vì vậy! mà khi tìm hiểu…ta thấy có những nền giáo dục đưa môn triết lý lên hàng đầu (ở cấp 3 ) để hướng dẫn năng lực vận động tư duy học vấn: Ít nhất là phải gầy dựng được hành trang chân lý phổ quát (trường tồn).

   Với một triết lý giáo dục như thế thì ngành sư phạm (phạm vi giáo dục), giáo viên chỉ là người đưa ra thông tin vấn đáp: Tin tức, dữ kiện…chứ không phải là “sư phụ” nhào nặn hình hài, tư tưởng học sinh. Hình thức mô phạm mang ý nghĩa cao thượng hơn là của quyền lực phán xét. Những cái tên đính kèm: Sử , địa …sẽ hợp nhẽ với học thuật hơn.

   Triết lý giáo dục trong thi cữ là qui tắc tạo mọi cơ hội cho nhân tài được tuyển chọn…chứ không phải so sánh, kềm chế, đồng hóa hay dựa vào một công thức, lề lối cải cách vụ lợi, vì giá trị của nhân cách và xã hội công dân (con người) giá trị cao hơn đó rất nhiều!! Mọi công thức áp dụng kiểu “khoa giáo” xã hội thường bị rút gọn (trộn lại hoặc gạt bỏ giai đoạn) thường cho ra một đáp số tập thể khiên cưỡng, hời hợt, nhiều rủi ro…

      Giả sử có một công thức (nguyên tắc) toán học: A + B = C…Thì đối với triết lý lại cần có thêm nhiều tham số giá trị riêng của chúng: A(+-*/) + B(*/+-) = C (hệ quả)...Đó là chưa nói cách phân tích những hệ số đó được thay đổi theo thực tế, mới trở thành kết quả đúng theo tinh thần khoa học nhân văn…

   - Nếu sử dụng thuyết lý tình yêu theo khái niệm luân lý hạn hẹp (duyên phận) hay định nghĩa bằng trái tim (tâm tình)…thì triết lý chỉ đặt ra câu hỏi: Tại sao người ta yêu nhau và không yêu nhau? Tình yêu là bản chất lý tính hay tâm hồn lãng mạn?  Nhưng, có một điều chắc chắn rằng: Người ta chỉ có thể yêu nhau dài lâu khi mà nơi đó không chỉ riêng kỷ niệm quá khứ mà có cả lòng bao dung ở tương lai…

   Triết lý là của sự giới hạn triết lý: Người ta không nên mơ ước khi có tham vọng và không nên quyết định vội vàng khi đang giận dỗi…

2 nhận xét: