Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Ông Táo hay bà Táo...?


Ông Táo…hay bà Táo?
(Trà dư, tửu lậu…)
   Cứ hễ vào ngày 23 tháng chạp (từ 0h-12 h trưa)…người ta thường cúng đưa ông Táo về trời. Nói theo nghĩa việc tốt là ổng “bố cáo” với Ngọc Hoàng chuyện nhà, chuyện cửa. Còn nói theo kiểu chọc tức cho bỏ ghét là cha này “thèo lẻo”chuyện riêng của nhà người ta…(ơ hay).
   Nhưng, phải thừa nhận rằng làm “vua bếp” ở hậu cung là chắc biết được nhiều chuyện “thâm cung bí sử”, đời sống ẩn chứa hiện thực tối lửa tắt đèn: Nào là chuyện đường phố tấp nập rêu rao, kẻ chợ nhộn nhịp buôn chuyện…đều là những nơi dễ thâu lượm tin tức nóng hổi. Nồi nêu xoong chảo bị đập vỡ do đâu? Chuyện lùm xùm ông làng xóm, bà láng giềng…(tui thì ngây thơ)và nhất là chuyện ăn vụng, bỏ tiêu-hành-ớt-tỏi nhiều hay ít …he he.
   Những chuyện như trên, dù xấu hay tốt…cộng lại cũng là chuyện dzui. Chỉ khổ cho ông Táo là suốt kiếp này sang đời đời kiếp khác vẫn làm thân phận dòm ngó, nghe ngóng chuyện thiên hạ, làm “mật thám” tường thuật lại cho “cấp trên” ngồi nghe, hóng chuyện trần gian, bày mưu tính kế…để đó.
   Cũng mang cái tên là :Táo…Nhưng, “lịch sử”, xuất xứ lý do trở thành thần thánh, tay sai Ngọc Hoàng khác nhau: Ông “Táo Tàu” chỉ có một mình nên vất vả, quan cách...Còn ông “Táo Ta” có hai ông Táo do một bà vợ chỉ huy…nên cũng khiêm tốn, rãnh rỗi (Tui suy luận), chỉ sợ hay cãi lộn: Chồng lớn-chồng bé thui…(hi hi).
   Theo tui si nghĩ: Ông Táo người Trung Hoa giống như nhân vật tín ngưỡng phân cấp quan lại. Còn ông Táo nhà ta phần lớn chỉ có thể là tập tục văn hoá từ một câu chuyện như cổ tích về tình nghĩa vợ chồng do hoàn cảnh xô đẩy rất đời thường. Bởi vậy, ít có ai tìm hiểu xuất xứ của ông Táo từ đâu mà có, đúng hay sai…?(mèn ơi! chẳng có gì quan trọng).
   Điều quan trọng là…có ông Táo giàu và ông Táo nghèo?!
   Vật phẩm tiễn ông Táo ba miền khác nhau?!
   Không biết ông Táo có ăn hối lộ “Thời thế thế thời” không? Nếu có…thì chắc ông Táo nhà giàu ăn mặc sang trọng hơn, mập hơn, tai to, mặt lớn hơn, ít đen nhẽm hơn…chắc dễ bị Thiên Lôi phát hiện…tướng tốt, hàng ngũ đại gia…(khà khà)
   Cái khó là ông táo miền bắc cưỡi Cá (chép), miền trung thì cưỡi Ngựa, miền nam lại cưỡi Cò…(he he). Nhưng may mắn là bằng…giấy, nên chưa chắc con nào đắt hơn con nào. Ấy vậy…cũng có người mua con vật thật về cúng, nhưng Cò không ai bán, Ngựa thì đắt tiền…chỉ có Cá chép là dễ mua, dễ cúng, dễ xơi…vì nó không bay, không chạy mất.
   Ông “thần” Táo Trung quốc chắc là cô độc đi mây về gió. Còn ông “thánh” Táo xứ mình? cưỡi cá chép, Ngựa, Cò…Bởi vì, có ba người: 2 ông Táo luôn kèm bà Táo chắc là phải chậm…(tui tưởng tượng). Vì, phải mất thời gian dàn xếp ổn thoả, ai ngồi trước-ai ngồi sau? Đương nhiên là bà Táo phải ngồi giữa…vậy? ai không muốn ngồi sau… (chậc!).
   Hiểu chuyện dương gian là phải nói đến ông Táo…mà muốn biết chuyện tếu Táo là phải biết tuyên truyền thị phi…hô hơ (khó hiểu thiệt). Nhưng, thật lòng mà nói tui khoái chuyện Táo nhà mình, không phải một bà lấy hai chồng đâu nha…(mấy blog girl đừng có ham hố)…mà chính vì câu chuyện dám hy sinh bởi tình nghĩa “yêu” của họ (ai muốn biết truyện thì vào google…).
   Mà hay à nghen…và lạ là cái chỗ nhà nào cũng cúng ông Táo…ủa bà Táo! Kể cả những người theo khổng giáo “chính chuyên một chồng”. Còn ai không thờ ông Táo, thì cũng cứ cúng đi (biết đâu)…Vì đây không phải là tín ngưỡng, mà chỉ là tập tục văn hoá nhân gian xứ mình…cũng giống như đốt đèn cầy, thắp nhan vậy.
   Dẫu sao cũng hãy nhiệt tình chuẩn bị tiễn biệt chuyện cũ chào đón chuyện mới và chờ Tết đến, tết qua để…tiếp tục nói chuyện xưa, chuyện nay, chuyện thế gian vụng dại: Hỉ, nộ, ái, ố… chuyện sâu thẳm nhân gian truyền kỳ.(hi hi).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét