Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Tình và Tiền...


   Tiền và Tình …
     ( Vui chơi…)
   Nghe một nhóm thanh niên đường phố Pleiku đang bàn tán:
   - Thằng“C…đôla”còi…có hai đứa con gái đẹp nhất, nổi tiếng nhất nói yêu nó!…đã thiệt!
   - Ừ…ông cha ta nói đúng: “Có tiền mua tiên cũng được”…
   - Chẳng xứng đôi vừa lứa gì cả? Chắc tụi nó yêu…tiền.
   - Tiền ai không thích mày ? lũ con gái càng mê tiền…
   - Tuỳ thôi…Nhưng có tiền tao mua gái, không mua vợ.
   - Ừa! khi chít rùi… nó lấy gia tài, đem con làm bia đỡ đạn, đưa cho thằng khác xài…
   - Kệ nó…tiền của  bà L… “méng”nhiều…giống như tiền chùa!
   Im lặng…một lát:
   - Hay là…chúng nó yêu thiệt! Từ Tiền dẫn đến Tình…
   - Tao nghĩ…thằng C… “đô la”học dốt! nhưng không ngu đâu…
   - Ngu dốt gì? chuyện gái…mày!
   - Nhưng, gái đẹp chính chuyên thì thiếu gì? Thằng đó hay chơi nổi…
   - Có lý…nhìn nó chơi xe thì biết! nhưng lạ…người khác xe mừ?
   Có một giọng nói khác xen vào:
   - Tui bây bàn tán chuyện đó làm gì…có ảnh hưởng gì đến “hoà bình thế giới” đâu?
   - Quan trọng chứ mậy…bây chừ! phải lọc lựa đàn bà.
   - Hừ!…cái bọn ca sĩ, người mẫu, diễn viên ấy mà…
   -  Mày vơ đủa cả nắm…nói oan cho những người khác không hà…
   Lại thêm một giọng nói mới:
   - Từ trước đâu có?…cái bọn bây giờ có tài chút chút đã mất phẩm hạnh…
   - Chứ hổng phải mày cũng là fan hâm mộ à?
   - Xì…tao hâm mộ sắc đẹp thui…bọn fan con gái mới bày đặt ì xèo…
   Câu ta nói như thầy…bói:
   - Cái mặt con HNH… “ba lém” chỉ được cái thân hình “hip-pi”...(?)
   - Mày nói…tao thèm chảy giỏ rãi….ha ha. Nghe nói “đàn bà chết vì tiền, đàn ông chết vì gái”…”Cái đẹp đè…bẹp cái nết”.
   - Thui cha…tao hổng lấy vợ mất…nết!
   - Thằng C… “còi”…chịu gì nổi con ghẹ…
   Sau đó là những chuyện khó nói lại, khó nghe thêm…(ớn)
 
   Đây chỉ là chuyện thị phi ngoài đường…thôi! nhưng cũng làm ta phải suy tư…
   Có những giá trị đã thay đổi theo thời gian, Có những định kiến luân lý tồn tại hàng ngàn năm cũng có thể biến đổi ở một thời điểm lịch sử nào đó! Tình yêu hôm nay, có lẽ cũng cần có chút đổi thay theo nhu cầu sống…
   Tuy vậy, câu nói trên vẫn có thể là nguỵ biện…Vì hương hoa dẫn lối đến cho tình yêu lứa đôi trai gái thường bằng hình hài đồng điệu và sự xúc cảm tâm hồn, tri kiến của trái tim cùng một nhịp đập…nó vẫn luôn khác xa với thứ tình yêu vì nhu cầu, điều kiện, cơ hội, quan niệm do hoàn cảnh gia đình, cá nhân và xã hội tạo nên tư tưởng, hành động… mà người ta dễ bị ngộ nhận hay lợi dụng học thuật cái “Yêu’hoặc cố tình biện luận kiểu “Tình”….
   Dẫu biết rằng: Có mấy ai may mắn gặp gỡ một tình yêu đích thực trên vạn nẻo đường đời…và có mấy người được đến với hôn nhân vì đã đi qua đoạn cuối của một cuộc tình duy nhất…? Tuy nhiên: Bản lĩnh tầm thường hay là tâm lý nô lệ vật chất luôn là giả thuyết hợp lý của tâm tính dục vọng tự nhiên bị bội nhiễm vào tư tưởng của những con người yếu đuối, nô lệ xu thời, lọc thế…
   Phải chăng? trong một môi trường chênh lệch giàu nghèo quá lớn …Giàu ngỡ ngàng hay nghèo trầm uất thường phát xuất từ một nền kinh tế may rủi hoang mang…đã dễ dàng biến chứng thành tâm bệnh sống vội hoặc lo xa …để hoạch định và biến thái chân-thiện-mỹ Tình yêu trở thành món ăn dị ứng, xa xỉ tâm hồn…Từ đây, người ta có quyền tự nhủ: Cần phải sống mượn và sống giả…
   Sống mòn là kiếp sống hao gầy của một kiếp người, sống mượn- sống giả là lối sống dựa dẫm tham vọng bằng cách bám víu, ký sinh…mà trong đó kèm theo thói do dự, hụt hẫng cuộc đời.
    Mọi triết lý sống! đều có lý do hãnh tiến để thành công về danh vọng, vật chất và cũng là nguyên nhân thói xa hoa của thất bại tri thức…Sự thành công chỉ dành cho thú say mê hào nhoáng, mà tạm quên đi sự mất mát ngỡ ngàng của phẩm hạnh…kết quả sẽ là nỗi cô đơn tự kỷ hiện thực…
   Chúc mừng hạnh phúc là sự chúc mừng “xứng đôi vừa lứa” hay chúc mừng sư“phát tài” cho một cuộc hôn nhân nào đó là lẽ thường tình của cõi đời…có khác chăng là giá trị nhung gấm bên ngoài hay giá trị con người bên trong để thoả mãn…mà người ta đành lựa chọn tư cách hay vật chất.
   Diễm phúc“nồi nào úp vung đó”, so le hay không? người ta có thể đỗ thừa cho định mệnh hay số phận cũng được. Nhưng…đừng nên vay mượn, nhân danh tình yêu thuần tuý cao đẹp, trong sáng của con người hoặc lấy việc làm từ thiện, bố thí vật chất dư thừa để đánh lừa dư luận về tính thoả mãn bù lấp lương tâm…Điều đó, trở thành phỉ báng sự kỳ vọng thần tượng nghề nghiệp văn hoá nhân sinh…ít nhất, một giá trị nhân cách trung thực.
   Giàu không truyền thống, trí tuệ tài không không bình đẵng, chân thiện…thường tạo ra những bộ não bi hài vô nghĩa, làm đảo lộn giá trị đạo đức, tình yêu, gia đình…để tương lai “nhân chi sơ” được tạo ra trong hoàn cảnh tình yêu lạ lẫm đó…sợ trở thành thứ luân lý nối gót từng mảnh đời thiếu nẻo nhân văn…lẻo đẻo theo mãi với trò đùa số mệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét