Nghề cao quý(?)
Ở đời (trong xã hội) có nghề nào được gọi là “nghề cao quý”?
Sự thật, về mặt chữ nghĩa chỉ có ”tâm hồn cao thượng”(trung thực) được yêu quý và kính trọng.
Nghề nghiệp là nhu cầu chính
đáng của xã hội, nên nghề nào cũng quan trọng và đáng trân trọng. Mặc dầu xét
về “trình độ học vấn”, hoặc khoảng cách quyền lực, sang trọng hoặc thể hiện
tính xã hội nhân văn hơn (đó là chưa xét giá trị mưu sinh).
Có thể vì mục đích “giáo dục”
(phong trào) người ta có thể đề cao vai trò nhân tố, nghề nghiệp nào đó trong
giai đoạn cần phát triển xã hội. Nhưng, đừng ảo tưởng đó là sự thật...
Nghề nghiệp có thể tạo ra thói
quen (tính cách) văn hóa. Nhưng không thể xác định về đạo đức hay lương tâm của
một con người qua nghề nghiệp. Nhất là dưới một xã hội “đang phát triển” còn
nhiều bất cập về quy chế (tuyển chọn), tư duy quyền lực và mưu đồ “khôn ngoan”…
Thường, người ta rất tôn trọng
(quan niệm) những người làm nghề là: Bác sĩ (cứu người), thầy giáo (dạy trẻ)
và những người tu hành (không tranh chấp)…thuộc về nhu cầu tình cảm, ơn nghĩa
hoặc có liên quan đến “học vấn”...
Và, đừng
quên…thượng tầng xã hội tiếng nói của giới khoa học, văn chương, thi sĩ, họa sĩ, nghệ sĩ
có sức hút “trí tuệ” dù người ta chỉ nghĩ lẩm bẩm “chỉ là năng khiếu” (cười).
Thật ra, nếu xét về đời sống cân bằng hạnh phúc? Thì sự
phân công nghề nghiệp trong xã hội đều có giá trị như nhau (sự nuôi dưỡng). Vì
vậy, người không thiên kiến chỉ nên đánh giá sự cao quý dành cho văn hóa cư xử,
năng lực nghê nghiệp riêng cho một người nào đó.
Sự “phong thần” chỉ là hình
thức ca ngợi vỗ về cho một niềm tin tốt đẹp. Nhưng, có thể gây hỗn loạn xã hội, vì đến một lúc nào đó nó có
thể đổ vỡ đức tin…