Bài tình thơ thứ 3
(Tình
mùa đông)
Ở
đây, @TN cũng có ý muốn trao đổi thêm một vài suy nghĩ về thơ ca với bè bạn! Vì
cũng có người hỏi về “quan điểm thơ ca của @TN?”. Thật tình, tôi không hề đứng ở
vị trí quan điểm thuộc bất kỳ lĩnh vực nào…Dù ai cũng có quan niệm của riêng mình
?!
Trong 2 bài tình thơ trước…@TN có đề cập đến 2 cái khó của thơ Đường (
khó của “đối” và “luận”) thì sẽ nói thêm một điều nữa, mà ai cũng dễ (đành) mắc
lỗi : Trùng thanh(dấu) trong câu ở chữ thứ 2, 7 (Phong yêu) và chữ thứ 4, 7 (Hạc
tất), hoặc trùng vận (âm) chữ thứ 4 và 7…
Thật
là khó khi đáp ứng được một bài Đường luật hoàn thiện phải không? Vì rất nhiều
quy định “khắc nghiệt” khác nữa mà ta khó mà theo đúng luật. Nên thường
người ta chỉ lấy niêm luật và đối xứng từ, ý …là đủ thoả mãn “thanh vận” cho
một bài Đường thi.
@TN cũng đã đọc đâu đó có người so sánh rằng: Ngay cả xứ Trung Quốc kia, mà hàng vạn bài
thơ Đường đến nay cũng chẳng có bao nhiêu bài tồn tại. Không bằng một tác phẩm
của Ngô Thừa Ân (Tây du ký)?
Theo thiển ý cá nhân (@TN): Nói như thế…là sợ hơi
vội vàng, cực đoan(cười). Vì chẳng ai đi cộng trừ, để rồi so sánh giá trị khi
khác nhau về đơn vị tính thưởng thức. Nếu ta không tìm cách “thưởng thức”thơ cổ
điển thì sẽ phí hoài, bị hụt khoảng trống lịch sử và khó mà hiểu được lý do sự
sáng tạo ra nguyên tắc Đường luật (dùng thi cữ). Ít nhất, nó làm cho ta
trở thành một người giàu có (học) chữ nghĩa, kiến thức giao lưu lý luận? Khi ấy!
Ta sẽ nhìn thấy được nguyên nhân sự kết cấu nên một giai điệu nghệ thuật thi ca,
mà vẫn tồn tại hàng ngàn năm. Hiểu được…thì ta có thể tự tin hơn khi sáng tạo
ra “định luật” mới, giọng thơ cho riêng mình. Với lại, cũng đừng quên rằng Ngô Thừa
Ân cũng là nhà thơ!?
Theo
tài liệu, thì nước Nhật là nơi đầu tiên Á châu cải cách thơ theo lối tây
phương. Quan niệm (phong cách, tình cảm) thơ của họ (Tây phương)…căn bản là tu từ (trừu tượng nghệ thuật, ví von,
nhân cách hoá) và thanh vận (âm ngữ, nhạc
thi). Nên…ai ngộ nhận đó là “thơ tự do” là sai lầm! Thật ra, nói cho đúng là
“tự do” (có ngoặc kép) chỉ so với thơ có nguyên tắc câu cú, vần điệu cho loại luật
thơ riêng nào đó…(giống như ngày nay
người ta không còn dùng từ “thơ mới”(1930) nữa)…chứ không phải viết kiểu văn
xuôi “xếp hàng” mà gọi là thơ? Vì đơn
giản thơ là sự hữu lý bởi ngôn ngữ văn chương: Có tu từ cảm xúc suy tư, đọc có thanh
vận âm tiết, dễ nhớ…cũng như âm nhạc có định luật nốt nhạc và hợp âm. Còn biến
tấu giai điệu (thanh vận) chính là sự mở rộng riêng theo cảm quan, tâm tình mỗi
người.
Suy
cho cùng, làm thơ hoặc chơi thơ…cho có ý tứ, hay ho (cười) là vui vẻ rồi!?
Sau
đây là bài tình thơ số 3 “Tình mùa đông”…có 8 khổ thơ dưới @TN sử dụng theo
giai điệu (thanh vận) tựa như “Hai sắc hoa tigôn” của T.T.K.H:
Tình mùa đông
Xa rồi phố nhỏ một mùa đông
Ngõ dốc xôn xao má ửng hồng
Gió lộng vô tình trêu vạt áo
Người về chạnh nhớ níu đời trông
Hoang đàng ta gởi lòng phiêu bạt
Thánh thiện nàng trao giấc mộng lòng
Thuở ấy lao đao tình trót dại
Bây giờ nuối tiếc gọi thinh không
…
Từ ấy mùa đông trong mắt tôi
Đường xưa ngõ vắng bước chơi vơi
Chờ tim buốt lạnh hoàng hôn xuống
Tìm bóng sao khuya lạc cuối trời…
Người ấy yêu lời ca thánh buồn
Mộng thường lắp lánh bụi hơi sương
Tinh khôi quyện gió tà áo trắng
Gót nhỏ thanh cao phía giáo đường
Đôi má thơm nồng em rất ngoan
Yêu thương giữ vẹn nét đoan trang
Thẹn thùng lúng túng cầu thiên chúa
Tha thứ hồn anh lỡ vội vàng…
Chỉ thế mà thôi chỉ thế thôi…
Đời trôi hai lối nợ hai nơi
Sầu đông năm ấy mùa chưa cạn
Không hẹn chia ly đã mất rồi…
Tôi tưởng tình đời luôn thế mà…
Mặn mà người đẹp sẽ sang sông
Yêu đương lấp lững quên tình nhớ
Hạnh phúc vui duyên phận với chồng
Nhưng có ngờ đâu lời nguyện xưa:
“Lỡ trời chia cắt mộng em đưa…
Tình ai em mượn lời ru thánh
Tội chứng em mang mãi duyên thừa”.
Trời hỡi! làm sao tôi biết là…
Lời thề như gió tựa sương sa
Mà nay chắt chiu duyên người cũ
Thống hối người ơi! trắng nhạt nhoà…
Dĩ vãng xa rồi chiều gió đông
Đưa người không đón được sang sông
Vĩnh hằng tôi nợ đời dang dỡ
Hụt hẫng tội đồ khóc mùa đông…
Thế
Nhân
P/s: “ Đây chưa hẵn là một chuyện tình. Chẳng qua
là mối tình của người con gái sâu xa, nặng thuỷ chung, quá thánh thiện...đã làm
tôi có cảm giác hụt hẫng đời vì gieo vào lòng người để rồi vay nợ một mối
tình quyến luyến, ngẩn ngơ không trả nổi...Nàng đẹp như trăng sao xa xăm quá!
ôm ấp tình yêu của mình lặng lẽ, kiêu hãnh đến thương đau..”. (Có lẽ, nợ tình chỉ trả được bằng thơ…hic!)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét