Thứ Ba, 22 tháng 10, 2024

Phương pháp luận?



PHƯƠNG PHÁP LUẬN ?
(Câu chuyện bạn bè…)

   “ Cuộc đời có nhiều rủi ro hơn là may mắn, khiến ta lo âu! Nhưng, sự hoang mang sẽ vơi bớt khi can đảm nhận ra được một vài sự thật…”  

   Phương pháp luận là gì?
  Câu hỏi này có nhiều trên mạng (internet). Nhưng, hình như chưa có câu trả lời nào dễ hiểu, thoả đáng? Thường, mang tính trừu tượng học thuật chung chung như: Luận về một phương pháp, hệ thống các phương pháp

   Thât ra, cũng dễ hiểu…vì ngôn ngữ giao tiếp đối với một từ (hoặc cụm từ) nào đó vốn chỉ là ước lệ. Và nó có thể trở thành một định nghĩa (chuẩn mực) hoặc khái niệm (ý nghĩ), có khi chỉ là ý niệm (trừu tượng). Đôi khi, khó giải thích chính xác một từ nào đó bằng cách khẳng định trong nhiều trường hợp khác nhau…nhất là thuộc về dòng chảy tư duy (luận triết).

   Nhiều người thường “đánh võng” với những câu hỏi: Thiền là gì? Đời là gì? Ta là ai? Mà không hiểu rằng nó chẳng có gì là cao siêu, khó hiểu…hơn là một câu tự luận do chính bản thân họ tự đặt ra cho chính họ (không phải người khác)! Vì thật tế không ai trả lời thay, bởi không hiểu mục đích cá nhân, nhu cầu nhận thức câu hỏi đó là gì? Nếu có, chỉ là câu trả lời chủ quan (thuộc ý tưởng, kinh nghiệm cá nhân).

   Tuy vậy, xét về gốc độ từ ngữ thì đều hình thành có quy ước ngữ pháp và mục đích rõ ràng. Chỉ có điều, đôi khi sát nghĩa với nhau cũng gây ra sự ngộ nhân, khó hiểu(!). Ví dụ hai từ ghép: Trí thứcTri thức. xét theo “đẳng cấp” có thể là năng lực tương đương và ý nghĩa giá trị gần như nhau…Nhưng, kết quả là từ những nguyên nhân, khái niệm rất khác nhau: Trí thức nói về trí tuệ, Tri thức nói về tri giác...
   tri thức không hẵn nhờ vào kiến thức, hoặc suy luận nhờ hấp thụ giáo dục, kinh nghiệm …mà còn nhờ vào cảm giác “tri thức luận”nữa. Chẳng hạn như: Bạn có kiến thức lý luận về lý thuyết âm nhạc, nhưng chưa hẵn bạn có cảm xúc chính xác âm thanh nhạc điệu? Bạn bình luận thơ giỏi cũng không có nghĩa bạn làm thơ hay? Bạn có thể rất giỏi học thuộc lòng công thức nhưng chưa hẵn là có kinh nghiệm thực tế, năng khiếu sáng tạo…

   Phương pháp luận không phải là công thức, định lý…và cũng không hề đồng nghĩa theo phương pháp quy nạp (số nhiều, tương tự) kết quả như tử vi, bói toán. Nếu có, chỉ là hệ thống xác xuất gồm nhiều luận điểm, liên kết từng việc cụ thể, hiện tượng và tâm lý con người-xã hội để lý giải, nhằm tìm ra sự thật "số phận" cho một sự việc nào đó…

   Theo tôi (@TN) phương pháp luận tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện, đối tượng…mới hình thành xây dựng nên hệ thống luận. Do đó, ta cần phải đặt ra mục đích cho những đề tài sử dụng phương pháp luận như: luận không, luận thực, luận đúngsai, luận hệ quả, luận nguyên nhân…v…v…
  Ở đây sẽ gợi ý, ví dụ về hai(2) hệ thống cơ bản nhận định theo phương pháp luận:

    1- Luận mục đích:
   Thiền là gì? Đây là câu hỏi được giải thích nhiều trên mạng internet…của những người đang “tu tập” chữ nghĩa cho đến những người thực hành chuyên tu có tên tuổi lớn. Và đã cho thấy mỗi “thiền phái” đều có những mục đích riêng, nên khác nhau về cách diễn giải:
- Thiền để tu tập Niệm, Định, Tuệ ( Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
- Thiền là bỏ bên “ngoài”( lục căn) vào bên “trong” (cái tôi) tìm hiểu bản chất, ý thức chính mình ( H.TThích Thanh Từ)
- Thiền là phối hợp kỹ thuật và ý thức hoà nhập thành một bản thể, cân bằng cuộc  sống (Thiền Yoga)
   - Thiền là luyện tập tinh thần năng lực tự kiểm soát kềm chế hay phát triển về ngoại công, nội lực…(Thiền khí công).
   Ngoài ra có người “suy luận”(sở thích) thiền với âm nhạc nữa…
   Khi dùng phương pháp luận người ta không cần hỏi: Thiền là gì? (thuộc danh từ tính từ hay động từ) Mà chỉ tìm hiểu mục đích của thiền? Nhìn vào mục đích khác nhau của Thiền rõ ràng không phải có cái gì đó cao siêu thuộc về tri thức (tài năng) hay viên thuốc chữa bách bệnh?
   Nếu Thiền trong phật giáo thường là thiền định (tịnh tâm, tinh tấn) và thiền tuệ (phát triển tri thức luận). Còn thiền với người trong xã hội chỉ là phương cách tịnh tâm, thư giãn, nghĩ ngơi não bộ, tự tại, cân bằng cuộc sống giữa ngoại lực và nội tâm cho nhu cầu riêng mỗi người.
  Do vậy! Thiền có nhiều phương pháp và nhu cầu sở thích (tuỳ bản lĩnh) của mỗi người: Nghe nhạc, dạo chơi hoặc khoan thai tâm tình, bao dung tư tưởng, vô tư…cũng là cách thiền rồi! Vì thế, có thể khiến cho ai đó bị “tẩu hoả nhập ma” nếu xem thiền là có công thức tu luyện kỹ năng, tư duy như phép thuật?

   2- Luận sự thật:
   Mục đích phương pháp luận là đi tìm sự thật. Sự thật thường bị khuất lấp từ tập tính, thói quen tạo nên lòng tin (hay mê tín). Vì vậy, có những điều mà ta không nên (vội) tin:
   - Đừng tin bất cứ nhà sư hay tu sĩ nào “đắc đạo”chân chính khi họ nói về thần thánh hay ma quỷ! Vì các tôn giáo chính thống đều vô thần.
   - Đừng tin một người trần tục thuyết pháp bất kỳ tôn giáo nào! Vì họ không đủ năng lực, pháp hạnh để nói về vấn đề đó!
   - Đừng tin lắm vào những người không luyến ái, không lập gia đình (vợ chồng con cái) mà rao giảng về triết lý nhân sinh, xã hội hay khuyên bảo thế nào là hạnh phúc gia đình. Vì điều đó chẳng qua là họ học vẹt, nói trạng…
   - Đừng tin những kẻ tham quyền cố vị nói về chân lý hay sự bình đẳng.
   - Đừng tin một luận điểm nào tự cho là triết học. Bởi, sự đúng không phải là điểm chết của dòng đời.
   - Đặt nghi vấn về tất cả những lời phát ngôn khi những kẻ: Giàu có nói về đạo đức, nghèo khó nói về số mệnh, chính trị nói về lương tâm…
   - Đừng vội tin những điều mình nghe, mình thấy là sự thật, nếu còn thiếu yếu tố: Nguyên nhân và điều kiện nảy sinh hiện tượng.
   - Đừng tin vào chính mình và người khác? Khi điều đó chỉ có lợi cho cá nhân một trong hai người…

   Theo tôi (@TN) khi sử dụng phương pháp luận bạn không nên phân biệt đúng sai, xấu tốt…Vì như thế! Bạn sẽ “thiên vị”, sẽ trở về quán tính biện luận hoặc nguỵ biện cho điểm giới hạn thói quen, giáo dục chi phối tư tưởng(của riêng bạn)! Điều quan trọng là phải có tư duy độc lập dựa trên nền giáo dục đại chúng, kiến thức mở rộng…từ đó khai phóng tuỳ theo năng lực mỗi người, mà tự hình thành phương pháp luận cho mỗi hoàn cảnh, sự việc…
   Cuối cùng…bạn đừng tin những gì tôi nói(cười), mà không thử kiểm luận...

8 nhận xét:

  1. Vì tri thức không hẵn nhờ vào kiến thức, hoặc suy luận nhờ hấp thụ giáo dục, kinh nghiệm …mà còn nhờ vào cảm giác “tri thức luận”nữa.
    Rất cám ơn... mình cứ loay hoay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhờ "tri thức luận" mà người ta đi rất sâu và rất xa...
      Loay hoay...khéo đụng bể đồ đó nhen (cười)

      Xóa
  2. "- Đừng tin vào chính mình và người khác! Khi điều đó chỉ có lợi cho cá nhân một trong hai người…"
    N thường bị vấp phải vào những điều như vậy... (cười)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À quên...chuyện tình yêu thì cứ hãy tin nhau đi, vì người được sẽ mất và người mất sẽ được (cười cười...)

      Xóa
  3. Theo tôi (@TN) khi sử dụng phương pháp luận…bạn không nên phân biệt đúng sai, xấu tốt…Vì như thế bạn sẽ “thiên vị”, sẽ trở về quán tính biện luận hoặc nguỵ biện cho điểm giới hạn thói quen của riêng bạn! Điều quan trọng là phải có tư duy độc lập dựa trên nền giáo dục căn bản, kiến thức mở rộng…từ đó khai phóng tuỳ theo năng lực mỗi người, mà tự hình thành phương pháp luận cho mỗi hoàn cảnh, sự việc…
    ----------------------------------
    Vậy là mình tìm ra rồi. Mình vẫn thấy đau đầu với chuyện này đấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi nào bị nhức đầu Thuỷ uống thuốc paracetamon, hoặc nhờ...người khác bắt gió cũng được (hì hì...)

      Xóa
  4. Sang thăm anh -đọc bài rồi và ....hiểu đến chỗ :...bạn đừng tin những gì tôi nói ......
    Chúc anh luôn an lành nhé -

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ..."Đừng tin những gì tôi nói nếu...bạn không còn là bạn.". Hì hì...

      Xóa