Nghề & Nghiệp
(Câu
chuyện bạn bè…)
Trong
xã hội, sự hình thành ngành (nghề) thường được chia ra 4 lĩnh vực có phạm trù
riêng “sĩ, nông, công, thương”. Trong
đó, có nhiều nghề (nghiệp) cho mỗi nhu cầu chuyên trách, học thuật (chưa nói
hàng trăm “nghề” mà luật pháp chưa đủ pháp chế để thừa nhận).
“ Sĩ
là từ để chỉ tầng lớp trí thức, có học, có hiểu biết. Nông là chỉ những người nông dân làm ruộng. Công là chỉ những người làm thủ công nghiệp. Thương là những người hoạt động mua bán…”
Nếu xem nghề nghiệp là sự phân công xã hội. thì
sẽ không có gì xẩy ra…
Nhưng, vì
các "triều đại" có chính sách quan niệm ưu tiên và bảo thủ quyền lợi giai cấp thống trị, thường
gây sự bất bình đẳng. Và, dẫn đến bất mãn phản kháng khiến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, cách mạng công nhân trỗi dậy...
Nhưng, những học thuyết xã hội (ngụy biện) đó lại
tạo ra sự không công bằng khác. Ngay cả ý tưởng “đồng hóa giai cấp” cũng bất ổn
khi quanh co trong giới hạn tự cung tự cấp, nên mắc bệnh “thừa thiếu” không
phát triển sức sáng tạo lao động…
Khi khủng hoảng đói nghèo, người ta đã nhận ra
“ngăn sông cấm chợ” là điều bất thường không hợp lý. Và, thế là cuộc “cách mạng”
giao thương bùng nổ. Đồng tiền được lên ngôi, phố phường sôi động mua bán, doanh
nhân bỗng được vinh danh…
Tuy bộ mặt xã hội đã thay đổi nhờ mong ước, ý chí làm
giàu. Nhưng, quan niệm “vi thương bất phú”…khi còn thiếu quy hoạch lộ trình,
nguyên tắc tài chính, quản trị tài nguyên và quy chế thị trường khiến người ta lạm
dụng “độc quyền” mua bán mọi thứ(!) Ngay cả giá trị cao thượng văn hóa giáo dục, tâm linh, tôn
giáo, từ thiện cũng bị tiền bạc nhảy vào thao túng ý thức…
Nên,
không ngạc nhiên chỉ trong vòng 20 năm đã xuất hiện các đại gia và nhóm siêu
giàu. Phần lớn họ chỉ nhờ thu lợi từ nguồn tài nguyên có sẵn, hoặc khi có vốn liếng thì làm kinh
doanh "trung gian" mua bán nhà cửa, ô tô, siêu thị…
Thời mà xã hội còn đề cao tính nhân văn. Nghề
mua bán không được xem trọng, vì lẫn lộn gian thương. Mặc dù, trong mua bán có
triết lý uy tín đặt lên hàng đầu. Nhưng, công việc mua bán cũng có nhiều rủi
ro...nên họ dựa vào thời cuộc, quyền lực xã hội hoặc tin vào số phận, thần linh.
Tuy
vậy, xã hội là hành trình vận chuyển. Chẳng “ai giàu ba họ”…nghề mua bán cũng
đến thời kỳ suy kiệt vì cạnh tranh không lành mạnh, lợi lộc bất chính. Và, thê giới đang thay đổi
phát triển theo xu hướng cân bằng. Trí tuệ nhân tạo (công nghệ Al) sẽ là nhân tố quản lý mới tạo ra khoảng
cách khá lớn trong yêu cầu phát triển kinh tế, đời sống xã hội. Có lẽ, đã đến
lúc hàng ngũ trí thức quay lại làm cuộc “cách mạng” mới…
Trí
thức ngày nay không như “sĩ phu” ngày xưa: Thuộc làu chữ nghĩa, ngồi thong dong mạn đàm luân lý, ngâm thơ tao
nhã...Hiện nay, các trường cao đẳng, đại học đa ngành nghề (sĩ, nông, công, thương)
gần như đã xóa bỏ tính phân chia giai cấp phi khoa học, chỉ còn lại công năng
nghề nghiệp phục vụ xã hội.
Tất
nhiên, cũng cần có thời gian hành trình: Xóa bỏ nền giáo dục lạc hậu và
thay đổi (điều chỉnh) cơ chế chính trị không phù hợp với tự do ngôn luận, tự do học thuật và
tự do sáng tạo. Hy vọng sẽ là không quá muộn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét