Lễ giáng sinh…
(Suy nghiệm...)
(Suy nghiệm...)
Lễ giáng
sinh, Noel hay Chrístmas…thì cùng một ý nghĩa ngày lễ
của các tín hữu Kitô giáo kỷ niệm mừng chúa Giêsu (con thiên chúa) ra đời
(xuống trần).
Thường
tất cả các nước đều lấy ngày 25/12 hằng năm. Riêng chỉ có Nga, Jerusalem,
Serbia,
Gruzia,
Ukraina
lấy ngày 7/1 (Chính thống giáo)…tất nhiên, là do cách tính theo lịch cũ (Julius)
hay mới (Gregorius). Sự lệch của vòng quay và chu kỳ xoay chung quanh mặt trời của
trái đất trong năm là 365 ngày + 5 giờ và gần 57,3 phút…cũng khiến các “hệ phái”
có sự lựa chọn khác nhau rồi (?).
Lễ
giáng sinh (hay Noel) không phải là ngày (nghĩ) lễ chính thức ở Việt nam. Và ở đây,
người có đạo thiên chúa cũng không nhiều so với các tôn giáo khác. Đó là chưa
nói phần lớn là văn hóa (hay tập tục) đến từ phương tây. Nhưng, mọi người (phần
lớn là ngoại đạo) vẫn háo hức trông chờ ngày này để tràn xuống đường vui chơi,
chào đón như một ngày lễ thực sự của họ?
Tại sao Noel lại mang tính hòa nhập cộng đồng
như vậy? Vì...thường sự khác nhau về quan điểm, ý thức hệ hay dân tộc, tôn giáo
luôn là một khoảng cách có ít nhiều sự đố kị! Chắc chắn không ít người có nhiều lý do để giải
thích, hoặc biện hộ nghe chừng đều hợp lý, dù đó là sự tự nhiên ham vui hay
thuộc ý nghĩa, kỷ niệm….
Thật
ra, cái hay và giá trị của cách thức mừng lễ giáng sinh chính là văn hóa hiện
thực đạo “vào đời”. Từ một ngày lễ tôn giáo đã trở thành ngày vui chung của mọi
người…vì được kết hợp đầy đủ mọi nhu cầu quan trọng trong đời sống từ người lớn
đến trẻ em bao gồm cả tâm linh, gia đình, bạn bè và xã hội. Công việc của ông
già Noel, trang trí cây thông, tiệc thân mật gia đình, bạn bè (kể cả người
ngoại đao), nhiều loại hình vui chơi cộng đồng và lễ kinh mừng, tạ ơn trong
không gian nhạc thánh ca thanh thoát “Bình an dưới thế cho người thiện tâm” …cũng
đã nói nên toàn bộ những ý nghĩa đó!
Vì
vậy, ta không ngạc nhiên khi Noel gần như lễ quốc tế hóa! Vì lễ giáng sinh không
chỉ dành riêng màu sắc tôn giáo…mà còn là biểu tượng luân lý ứng xử, tập tính
văn hóa phổ cập, nhu cầu tình cảm, ước mơ sở thích hòa bình của con người…
Mọi
tôn giáo đều có giá trị riêng cho nhu cầu, thói quen, ý thức riêng mỗi người,
mỗi quán tính dân tộc. Thường, những người thông minh (thực dụng) không tin vào tôn giáo
(?). Nhưng, tôn giáo nào có giá trị văn hóa hiện thực đời sống, gần gũi với con
người, đem lại thiện ý, tạo dựng lương tâm…thì luôn được những người có lý luận,
đề cao đức tin (tin vào đạo đức) đều tôn trọng và kính mến!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét