Câu chuyện dịch bệnh…
(Tâm lý sinh tồn…)
Dịch
bệnh, là câu chuyện ít ai muốn nói đến? Sẽ cảm thấy rủi ro, bất lực trước “cuộc đấu
tranh sinh tồn” với cơ thể của chính mình khi bị nhiễm! Dù có ý thức, con người cũng khó
tránh được cuộc chiến “vô hình”, những kẻ thù (virus)
tự nhiên mà chúng ta luôn bị bất ngờ và không thể nào biết hết về nó...
Vì vậy, phòng chống dịch bệnh là cuộc chiến chung của toàn xã hội. Cơ chế hoạt động Virus và phương pháp dịch tễ học là “câu chuyện” của các nhà khoa học và chuyên gia!
Vì vậy, phòng chống dịch bệnh là cuộc chiến chung của toàn xã hội. Cơ chế hoạt động Virus và phương pháp dịch tễ học là “câu chuyện” của các nhà khoa học và chuyên gia!
Về nguyên tắc (đạo lý) cộng đồng…chúng ta chỉ thu nhận kiến thức chung và làm theo hướng dẫn phòng dịch tùy theo mỗi quốc gia, khu vực. Bởi, các chính sách khả tín đều dựa trên bằng chứng khoa học, ngay cả những người lãnh đạo đáng kính của xã hội (chính trị, tôn giáo) cũng sẽ bắt buộc làm như vậy!
Virus
Corona hay các loài virus khác
gây dịch cúm mùa người ta đã biết từ
lâu, thường điều trị theo triệu chứng (không có thuốc chuyên trị). Vì, thực tế chúng luôn thay đổi (đột
biến gien) không ngừng, nếu có điều
chế được loại vacine hôm nay, cũng
không chắc tác dụng ở tương lai. Thế nên, rất nhiều người (thường ở các nước phương
tây) vẫn kỳ vọng vào sức đề kháng làm cơ hội miễn nhiễm tương lai…dù khá mạo hiểm! (nếu dịch
bệnh lây nhanh và tỉ lệ tử vong cao).
Để tránh bớt rủi ro: Phòng bệnh bằng cách tránh lây nhiễm (cộng đồng) là biện pháp khả dĩ tốt nhất! Trong nội dung dịch tễ học (xã hội) cũng
đã đưa ra nhiều nguyên lý: Triết học y tế, sinh học
và tâm lý học…tùy theo cơ
chế virus lây nhiễm, hoàn cảnh điều
kiện môi trường, thói quen văn hóa và khả năng kháng thể miễn dịch mỗi quần thể
mà người ta (chính quyền) đưa ra các phương án ưu tiên cho công tác (tiến
trình) phòng chống (ngăn) dịch hợp lý…
Sẽ không
ngạc nhiên khi mỗi vùng (dân tộc), mỗi quốc gia có cách xử lý riêng của họ. Những
số liệu lây nhiễm hay tử vong được đưa ra chưa hẵng là lý do “bị sai lầm” so
với điều kiện, năng lực và những quan điểm y học tư duy khác(?) Nhưng, sự minh bạch là cơ hội xây dựng phương án cho thế giới nhanh chóng kiểm soát bệnh tật căn bản nhất! Vì, sự thiếu
tin cậy với tâm trạng tâm lý sinh tồn
bao gồm: Lo lắng, sợ hãi hay thực dụng khiến con người có thể phạm
sai lầm, tạo ra khủng hoảng xã hội mất kiểm soát…làm trầm trọng thêm “mùa
dịch”!
Thật
ra, trong quá khứ con người đã trãi qua nhiều dịch bệnh (cúm) nguy hiểm và bi
thảm hơn nhiều! Nhưng, tại sao? Với dịch Covid-19 (virus SARS-CoV-2) thì cả thế
giới dường như đang bị khủng hoảng…
Có
lẽ, thời “truyền thông corona” khác
xa mười năm trước (dịch virus A/H1N1 2009) khi xã hội hóa công nghệ điện tử, các
thiết bị phổ thông thông tin hầu như tiếp cận trong túi mọi người…
Và, cũng có thể có những nguyên nhân chính: Thế giới đang ở vào
xu thế thời đại toàn cầu hóa, phụ
thuộc “lây nhiễm” kinh tế lẫn nhau: Sự hợp tác giao thương, dịch vụ hệ thống gia công sản xuất dây chuyền, công đoạn lắp ráp kế
thừa xuyên biên giới, và nhất là nhu
cầu kinh tế dân sinh du lịch… khiến mọi
sự “may rủi” dễ dàng trở thành định mệnh chung (?)
Trong một thế giới như vậy, người ta hy vọng biện pháp sinh tồn cần phải dựa vào nhau? Nhưng…hình như lối mòn bảo
thủ văn hóa nhân sinh (thói quen), thể
chế chính trị (tư tưởng) và cả chủ nghĩa dân tộc…khiến “toàn cầu hóa” chống
dịch khá thờ ơ, lỏng lẻo chênh vênh. Sự đố kị
và thuyết âm mưu thường tạo nhầm lẫn,
gây ngộ nhận làm tăng thêm bệnh phiêu diêu cho mùa “cúm dịch” (?)
Với dòng
lịch sử y học thì dịch bệnh như loại “thuyết tiến hóa” chưa bao giờ dừng lại! Còn
các nhà khoa học thì luôn lo ngại môi trường thay đổi, tiềm ẩn hệ sinh thái mới
có thể gây ra một định luật khắc nghiệt hơn của tạo hóa…
Tuy nhiên,
vì chiến đấu với kẻ “vô hình”! Tất cả chúng ta đều có thể trông cậy vào sự tiến
bộ của khoa học, con người có thể tránh phạm sai lầm và sẽ giành chiến thắng dễ
dàng hơn trong cuộc đại chiến với dịch bệnh ở tương lai...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét