Lời trần tình...
Nhưng, như ta thấy…ít có bài thơ nào được sử dụng cho ca từ một cách trọn vẹn! Bởi, thường một bản nhạc cần kết cấu gọn gàng, phân đoạn (phiên khúc, điệp khúc) không quá ngắn hoặc quá dài. Với lại, ngôn ngữ thi ca và giai điệu âm nhạc “kỹ thuật” của hai tác giả không phải bao giờ cũng trùng hợp, đồng điệu dù cùng một ý niệm…
Tất nhiên, nhà thơ nào cũng muốn sử dụng hết câu thơ của họ thành ca khúc khi được phổ nhạc. Nhưng điều đó gần như cần “may mắn” gặp gỡ âm vần và ngữ điệu ngôn ngữ Việt để thơ ca được giao hòa. Có lẽ, Du Tử lê là một trong những nhà thơ biết cách dung hòa, không câu nệ tiểu tiết(?)
Khi bài thơ được phổ nhạc thì công chúng sẽ biết đến nhiều hơn, nhưng cũng không nên có ý nghĩ là sẽ hay hơn “giá trị thơ” nguyên tác(!) Chính vì vậy, ngoài sự tế nhị (tôn trọng)? Chắc hẵn, người ta (nhạc sĩ) cũng phải rất đắn đo, suy nghĩ khi muốn phổ một bài thơ, hoặc ngần ngại với tác giả khó tính nào đó...”
Từ lâu, cũng có vài bạn thích soạn
nhạc (nhất là các bạn trẻ) hỏi:
“Thơ phổ thành nhạc có dễ không?”
Thật ra, tôi chưa có đủ thời gian để lập luận
ngôn ngữ chuyên môn để diễn đạt, phân tích chính xác dễ hiểu trong ý
tưởng của mình về vấn đề này. Với lại, cái gì thuộc về nghệ thuật thì không có công thức, định
kiến mà chỉ mang tính ước lệ…Hơn nữa, tôi chỉ là kẻ lang bạt rong chơi qua vùng đất văn chương, thơ ca và
âm nhạc! cũng hỏng có ý định tìm cách dựng nhà "kết
hôn" ở miền đất phiêu linh khá nhiều “rắc rối” này...(cười)!
Nhưng, ở đây (blog cá nhân) nên @thenhan cũng hồn nhiên “thì thào” cảm xúc riêng tư với
bạn bè từ suy nghiệm khi lỡ phiêu bồng lạc bước đến cõi thi ca…
Tất nhiên, muốn phổ thơ thành ca khúc tân nhạc không
phải bao giờ cũng đơn giản? Vì, khó để hoàn thiện (tương đối) giữa 2 tác giả. Ngôn ngữ, vần
điệu niêm luật của thơ ca và nhạc điệu vẫn có
“khẩu khí” khác nhau. Đó là chưa nói ý tưởng của thơ ca thường dùng ngôn
từ chủ đaọ nghệ thuật diễn cảm, còn âm nhạc lại cần về tiết tấu âm thanh (giọng
hát). Tuy vậy, sự giao hòa thơ ca là điều hiển nhiên khi đã có cảm xúc ngữ
điệu chuyển thành giai điệu...
Người ta thường dùng ngôn từ “phổ” nhạc (bài hát) cho một bài thơ
(khác với phổ thơ). Vì đôi khi, nhạc sĩ chỉ có thể lấy ý tưởng, một vài câu ấn
tượng (kinh điển, học thuyết)
chủ yếu trong bài thơ để sáng tạo thêm trích đoạn suy diễn, miễn là vẫn đúng
với nội dung, ý tưởng bài thơ đó. Bởi, không phải bài thơ nào cũng
trùng khớp với nguyên lý, phù hợp kết cấu bố cục thuận lợi một ca
khúc…
Phần lớn ta thấy câu chữ của các ca khúc thường xây
dựng vần “bằng” nhiều hơn vần “trắc” để âm thanh dễ phối hợp, tuần tự diễn tấu
gọn gàng, để giọng hát mượt mà cảm xúc, êm ái hơn (nhất là nhạc trữ tình).
Trong khi, thơ lại thường có luật “bằng trắc” cách nhau chỉ 2 từ (hoặc 1).
Thật ra, ban đầu thơ cũng là thể loại âm nhạc như
một ca khúc (luật, niêm, vần). Bởi mục đích thơ cũng dùng để đọc diễn ngâm. Tuy
vậy, thơ vẫn hạn chế xét về
giai điệu âm nhạc hiện đại với qui luật thất (7) âm. Vì, thường khi trung thành
với một thể loại thơ nào đó: Ta vẫn thấy sự lặp đi, lặp lại chu kỳ ngữ điệu
quen thuộc, ít đa dạng? Có lẽ, trong các thể loại thơ dùng phổ tân nhạc khó
nhất là: Lục bát (hò, vè…), thất ngôn bát cú (đường luật) niêm vần, đối
luật, hoặc thơ tự do mà câu chữ tùy tiện,
thiếu hệ thống thuận âm nên khó phân đoạn, khó nhớ (thuộc)ngôn từ…
Chuyện quy
luật (nguyên tắc) thơ ca và âm nhạc là câu chuyện không dài! Nhưng, với nghệ
thuật, thuộc “món ăn” tinh thần thì không biết thế nào là no đủ? Nó còn phụ thuộc
vào nhu cầu sở thích, tính sáng tạo thăng hoa của mỗi người. Ở đây, điều quan
trọng vẫn là cảm xúc ngôn ngữ và âm thanh…
Với một bản nhạc thông
thường? Người ta quan tâm đến giai điệu (điệu nhạc) và âm giai (hợp âm)! Điệu
nhạc lấy làm nền cho ca khúc, còn âm giai là điệu tính: Trưởng (thường
viết vui tươi, mạnh mẻ), Thứ ( buồn, nhẹ nhàng, sâu xa). Nhưng, cũng có
người lọc lựa cảm âm dùng trưởng cho giọng nam và thứ cho giọng nữ.
Riêng, âm giai 7 có thể trừu tượng giữa vui buồn, lơ lững, đắn đo…Nhưng, tất cả
chỉ là những khái niệm thuần túy.
Mặc dù, viết bằng Am mang âm hưởng lời tâm sự, nhưng thường chuyển phối với các âm trưởng (C,F, E) bởi bài thơ chỉ có chút xót xa “nửa dại khờ nửa thơ ngây” giản dị, thuần khiết và bao dung hơn là bi thương, hờn trách…
+ Bé ơi - Khuyết danh
Tuy là khuyết danh nhưng tôi biết đây là bài thơ Nguyễn Ngọc Tường…
Dù quen biết nhau lúc mười chín đôi mươi, biết anh ấy có khả năng tư duy văn chương, thi phú. Nhưng, lúc đầu…tôi không hào hứng lắm! Vì, “Nhỏ ơi” của Quang Nhật đã rất nổi tiếng khi Chí Tài soạn intro đàn và hát. Nếu chỉ xét về ca từ thôi, thì bài hát ấy cũng đã xứng đáng với văn chương nghệ thuật rồi!
Bẵng đi một thời gian, gặp lại…anh ta đưa cho tôi một mảnh giấy nhàu, nhỏ xíu có chép bài thơ “Bé ơi”! Chỉ liếc qua bốn câu đầu đã khiến tôi tò mò đến mức hình tượng hóa từ những suối tóc “12 bến nước”chảy vào những con sông đời đầy âu lo:
Nên, khi viết thành ca khúc tôi nghiêng về mặc định: Âm nhạc có một phần trong thơ, hay thơ là nguồn hứng khởi cho một bài hát hồn nhiên vậy! Chỉ ngày hôm sau bài hát đã trở thành đứa “con nuôi” tinh thần hiện hữu (cười).
Mặc dù viết âm giai D, nhưng đoạn phiên khúc chuyển sang Em vài vị trí…để thử bay lên cảm giác không gian mênh mông, mơ hồ những phận đời, tình người lênh đênh…
Tôi đến Sài Gòn ghé thăm Thục Nguyên. Anh đọc cho tôi nghe bài thơ mang sắc màu tạ từ trên giường bệnh…như đã chuẩn bị xong hành trang đoạn cuối đường trần “sương khói”. Một bài thơ thủy chung, khúc mệnh duyên đời tự tại…
Có lẽ, trong vài chục năm trở lại…thơ của Thục Nguyên có nhiều bài được phổ nhạc nhất trong nước. Anh xuất hiện khá nhiều trên truyền hình thành phố HCM trong chương trình “thơ ca giao hòa”. Thơ của Thục Nguyên đượm chất diễn ngâm nên phổ thành nhạc khá thành công. Tôi thích nhất là bài “Nhớ Qui Nhơn” và “Kỷ niệm” qua giọng của ca sĩ Mỹ Lệ và Vũ Vân…
+ Viễn Phố - Thế Nhân
Đây là bài thơ tôi viết tặng cho cô bạn gái quen biết gặp lại sau 40 năm …
Năm 1972 lần đầu đến Pleiku nhìn “trời thấp thật buồn” không thấy “má đỏ môi hồng”…mà chỉ thấy một nữ sinh khuôn mặt “tròn trăng” dễ thương với đôi mắt dường như biết nói…Thật vậy, Hoàng Viễn Phố (Hoàng Thị viễn Du) có năng lực văn chương thơ ca, nhất là cách viết truyện ngắn với văn phong lôi cuốn như Duyên Anh và Nguyễn Nhật Ánh…
Thời gian, duyên phận và dòng đời “sang ngang” cũng làm thay đổi khá nhiều, nhưng đôi mắt vẫn còn nguyên đó! Bài thơ có thể chỉ là trừu tượng gợi tâm tình cho “người viễn phố” nhớ kỷ niệm về khung trời dấu ái…
+ Mưa về tháng sáu – Thế Nhân
Đây là bài thơ đường luật. Nhưng, nói cho đúng là Việt hóa âm tự (Nguyễn Thuyên – Hàn luật). Tôi cố thử phổ một bài thơ đường luật nghiêm túc thành một ca khúc trữ tình xem sao? Và, bởi đó là ngôn từ của mình nên khi lồng nhạc vào khá là thuận lợi…
Tôi sử dụng tông (âm giai) Am trung tính để xuống được nốt trầm và lên cao không hụt hơi.
Các thể thơ 4, 5, 6, 8 cũng dễ dàng phân chia phổ nhạc nếu vần điệu phù hợp với âm giai. Nếu không? Phải tìm từ thay thế phù hợp với cảm xúc của bài thơ khi đã hội ý tác giả…
+ Cuộc tình phai – thơ Ngọc Cầm
Bài này thể loại 8 chữ. Ngọc Cầm có giọng thơ rất mềm mại, chau chuốt câu chữ nên Tôi đã chia thành 3-5 theo lối “hành khúc” kể chuyện tự tình…
Sử dụng âm giai D nhưng các nốt F#, A7 và điệp khúc về Bm…nên nghe đằm thắm, dịu dàng hơn (?)
(Bích Ngọc cũng là bạn chung thiếu thời ở Qui Nhơn. Nên đến khi phổ thơ “Sương khói” Thục Nguyên tôi không quan tâm “thơ ca giao hòa” nữa…mà phá mọi dự cảm lo âu, thay bằng âm thanh khá rộn ràng).
+ Tình đá chênh – Mỹ Uyên (N2Y)
Mỹ Uyên? Chị ấy thật sự là một “nàng thơ”! Vì, đến nay dù cùng nhau họa thơ nhiều trên blog, có tâm sự cởi mở…nhưng (hic) chưa hân hạnh gặp mặt bao giờ! Một nữ thi nhân ẩn dật…
Mỹ Uyên làm thơ như tuôn trào yêu đương, ân tình bay bỗng đầy ẩn dụ, sâu sắc biến thành đam mê như chưa bao giờ vơi cạn. Nhiều bài thơ hay đến mức “một câu cũng là thơ”…khiến tôi lúng túng, không dám phổ nhạc vì sợ phá vỡ nét đẹp nguyên sơ hồn thi nhân.
Có nhiều bài thơ rất khó quên. Một trong những bài mà người chưa từng yêu thơ? Cũng phải xao xuyến đến ngỡ ngàng:
Dưới đây, là 2 bài thơ giản dị mà ai cũng một thời mang ký ức “nhớ và mơ về một thuở”(!) Ấy mà...tôi vẫn không thành công phối nhạc, chỉ cố gắng viết lưu giữ kỷ niệm dẫu có phôi pha...
Để tạm chấm dứt một bài viết quá dài khó kết thúc:
+ Mỗi thời sẽ có những quan niệm, sở thích khác nhau? Cũng như thời đại có thể thay đổi văn hóa theo hiện trạng nhân sinh. Âm nhạc đại chúng có thể sẽ vì thế tạo thêm nhiều thể loại với mục đích khác nhau: Nhạc “thị trường”, nhạc “teen”, nhạc “đường phố”, nhạc “quảng cáo”…
Phần lớn những thể loại kể trên chỉ mượn nhạc nền giản đơn (phách, nhịp) để chuyển tải ngôn từ, ý tưởng hơn là tạo dựng dòng nhạc mới (không hòa âm phối khí đa dạng). Và, thường là do bối cảnh, phong trào mới mẻ, tính cách và tình cảm năng động giới trẻ thời cuộc…
Những người có tư duy thiên hướng nghệ thuật “vượt thời gian” thường sẽ không dựa theo phong trào xã hội, xu hướng chính trị dẫn dắt để sáng tác. Nhưng thôi...đó là câu chuyện lao xao cung bậc âm thanh cuộc đời!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét