Lam phương – Nhạc sĩ của tình đời…
(Câu chuyện âm
nhạc…)
Nhạc sĩ
Lam phương đã qua đời (20 -12 -2020) tại thành phố Fountain Valley, bang Califonia.
Không chỉ sau khi mất, mà trước đó có rất nhiều bài viết nói về cuộc
đời và tác phẩm của ông…
Từ hơn
nữa thế kỷ trước, Việt nam có nhiều nhạc sĩ viết ca khúc rất tài hoa, trong đó
có Lam Phương. Nhưng, ông được người ái mộ với nhiều ý tưởng phong tặng bằng
nhiều danh hiệu: Nhạc sĩ của đại
chúng, cây đại thụ âm nhạc, người viết sử bằng âm nhạc cho đến “phạm
trù” vượt khỏi sự thông thường thiên
tài và huyền thoại, nhạc sĩ vĩ đại…
Thực ra, mọi nhận định của thính giả (đại chúng) đều có những lý lẽ…Vì,
những sáng tác của ông trải dài qua 65 năm vẫn bất hủ với đa dạng thể loại,
giai điệu (melody). Và, gần như hầu hết các tác phẩm (khoảng 200 bài) đều được
trình diễn một cách nồng nàn, như chưa hề lãng phai…
Nhạc sĩ Phạm Duy có nói (trong hồi ký) “Xu hướng dân ca với
những bài hát tình tự dân tộc, tình tự quê hương thì có tôi, Hoàng Thi Thơ và
Lam Phương…”. Thật vậy, cây đại thụ dòng nhạc Lam Phương khi mới 17 tuổi ngày ấy đã nổi danh với hàng
loạt ca khúc viết cho quê hương: Ca khúc ngày mùa, trăng
thanh bình, chuyến đò vĩ tuyến, nhạc rừng khuya, đoàn lữ thứ…nhanh chóng trở thành một
hiện tượng âm nhạc. Phổ thông từ thôn quê đến thị thành, đoàn thể, trường học,
từ già đến trẻ. Không chỉ phần nhạc mang âm hưởng “tự tình dân tộc”, mà cho đến
ngày nay: Người ta vẫn còn ngỡ ngàng với ca từ một người nhạc sĩ khi
tuổi đời còn non trẻ...
Tài năng đi đôi với sự nghiệp: Lam Phương đã thành công ngay với tác phẩm đầu tay “Chiều thu ấy” lúc mới 15 tuổi. Và, từ một chàng trai trẻ nghèo xơ xác…sau đó, chỉ với nhạc phẩm Kiếp nghèo huyền thoại đã thoát nghèo. Nội dung mang tâm tình Kiếp nghèo của Lam Phương không hề ai oán, chỉ vỗ về ngại ngùng phận người “Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh” có hoài cảm bao la “Êm êm tiếng hát ngân nga, ôi lời mẹ hiền ru thiết tha” với mơ ước đơn sơ, mặn mà “Một mái tranh yêu, một khối tình chung thủy không hề phai”...lại dìu dắt bởi nhịp điệu tango quí phái (?) Và, Kiếp nghèo như một phần định mệnh hồn nhiên quanh quẩn suốt đời ông từ những biến động lịch sử, tình duyên trắc trở...Nhưng, phải nói rằng: Ông là nhạc sĩ được nhiều người thương mến nhất.
Nhiều tác phẩm của những nhạc sĩ nổi danh thường có vẻ "kén chọn" giọng hát: (Phạm Duy -Thái Thanh, Trịnh Công Sơn - Khánh Ly, Lê Uyên Phương - Lê Uyên, Hoàng Thi Thơ - Họa Mi...) Thì nhạc của Lam Phương đem thả vào đời cả “lịch lãm và dung dị" bằng nỗi niềm tâm sự chung, nên có cơ hội thành công cho nhiều ca sĩ lựa chon. Và hầu như các ca sĩ đều cảm xúc khi hát nhạc của ông...
Với một
trái tim khá yếu mềm trong tình yêu! Ông có thể là người đa tình, là nhạc sĩ của tình đời (tình gia đình, tình bạn, tình đồng đội, tình quê hương,
đất nước…) Nhạc cảm của Lam Phương có thể phối âm đa dạng trên nền âm nhạc hiện
đại hoành tráng, thính phòng và cũng có thể tự tình với chất giọng thật thà nương theo tâm hồn người…
Có
nhiều người vẫn nổi tiếng theo điều kiện thuận lợi gia đinh, hoàn cảnh xã hội
hoặc nương nhờ dòng chảy lịch sử. Riêng, Lam Phương là người hái tài hoa bằng suy tư và vốn sống gian nan đời mình. Vì vậy, muốn “phân tích” tác phẩm của Lam Phương là điều vô nghĩa. Bởi, nhiều ca khúc của ông vốn đã trung thực tự đi vào lòng người…
Tôi cũng là người thích rong chơi âm nhạc qua nhiều tác giả. Riêng ông, xin cảm ơn…vì cho biết ca từ gợi cảm thương mến cùng giai điệu thăng trầm trên quê hương mình! Và, cũng biết lặn lội thưởng thức “thú đau thương” trong tình yêu khi lận đận kiếm tìm hạnh phúc…
(Theo yêu cầu tôi chỉ trích tượng trưng một số bài có sắn trên youtube: Trăng thanh bình, tình bơ vơ, kiếp nghèo...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét