Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

"Cá tháng tư"...

Ngày “cá tháng tư”…
(Câu chuyện tâm lý…)



   Có lẽ, nhiều người đã biết về lễ hội “ngày cá tháng tư” (1/4): Ngày duy nhất con người có quyền “hồn nhiên” nói dối…

  Người pháp gọi là Poissons D’Avirl (có liên quan đến sao song ngư) ngày đầu của mùa xuân mới (ở thế kỉ 16). Anh ngữ thì Happi April fools day!… “chúc hạnh phúc ngày ngu xuẩn nhé! ” (cười)…

   Thật ra, mục đích là tạo niềm vui với tinh thần thoải mái…nên những lời “nói dối, nói khoác, trêu ghẹo” trong ngày này chỉ là để thỏa thích vui chơi, đùa nghịch bằng lời nói dối không gây hại cho mọi người. Những người bị lừa được hài hước hóa, gọi là “gowk” (tu hú) hoặc “cá” (dễ bị lừa)…

   Tuy vậy, các lễ hội vui chơi cộng đồng vẫn mang theo ý nghĩa triết lý cuộc đời nào đó! Loài chim tú hú được xem là kẻ lưu manh, độc ác phi tự nhiên “thiên chức đẻ nhờ”. Còn loài cá thì về mặt phân loại học thường có bộ não nhỏ, trí nhớ kém…

   Thực tế, diễn biến tâm lý với hoàn cảnh nhân sinh…khiến con người vẫn thường xuyên nói dối mỗi ngày. Thế giới càng hiện đại thì con người càng nói dối phổ biến hơn(?) Có thể, vì cuộc sống có nhiều áp lực sinh tồn, nên người ta nói dối một cách tự nhiên kể cả trong gia đình hay ngoài xã hội…

   Nhưng, lời nói dối không phải hoàn toàn xấu vì đôi khi chỉ là sự cần thiết, nhu cầu sống…thế nên, có rất nhiều người không hề biết hối lỗi hay hổ thẹn? Thường người ta đoán (phân tích) do nghề nghiệp và mối quan hệ công chúng là động cơ khiến họ nói dối nhiều hay ít: Nếu suy ra có 94% những nhà chính trị nói dối…thì có 92% những nhà lãnh đạo kinh doanh, 91% người nổi tiếng, 77% luật sư, 27% với bác sĩ…Thì ở đây, chúng ta không thấy nhắc đến các nhà lãnh đạo tôn giáo? Có thể, là để tránh xung đột giáo phái và đức tin, chỗ dựa cuối cùng cho những người “bất hạnh” (!)

   Ai cũng biết mỗi nền văn hóa dân tộc có vài sự khác biệt, đôi khi xung đột lẫn nhau! Điều đó, chứng tỏ sự bảo thủ thói quen văn hóa cũng thường bị vạch sẵn từ não trạng, hơn là tự vận động độc lập tư duy, tự do trí thức như ta nghĩ? Nghĩa là lời nói dễ dàng dối lừa người khác thì nó cũng đã tự mình lừa dối mình từ lâu lắm…

   Trước đây, thuyết nhị nguyên ở thế kỷ trước các nhà triết học còn tranh nhau bàn cãi vật chất và ý thức (tinh thần) cái nào có trước có sau, hoặc suy luận tập quán, tính cách sự hình thành của tôn giáo? Ngày nay, với bước tiến dài phát triển khoa học đã đáp ứng nhu cầu đời sống, thì các thể chế xã hội văn minh đều dựa trên giá trị cùng “mưu cầu hạnh phúc”, nên những chủ thuyết đơn phương quyền lực, cực đoan kinh tế và học thuyết giáo dục thiên vị đã trở thành hủ lậu…

   Riêng, các nhà khoa học tôn trọng hiện thực nên luận điểm đơn giản rằng: “chẳng ai che dấu được mặt trời, mặt trăng và sự thật”…vì họ không cưỡng đoạt kết luận bằng tư tưởng (trừu tượng) mà tìm bằng chứng nguồn gốc và thực nghiệm chúng qua hiệu quả thực tế…

   Làm sao để biết đó là sự giả chân? Thực tế, thì chúng ta rất khó phân biệt sự trá hình khi dễ dãi chấp nhận lời nói dối! Thường, người ta có thể “lừa đươc nhiều người, nhưng chỉ dối được một người” và với phương châm tâm lý học đó, sẽ có nhiều cách học thuật mà luận phân tích, lý giải …

   Bạn hãy cứ tự nhiên nói dối tùy theo cảm tính “hóc môn” sinh trưởng của mình! Nhưng, hãy cẩn thận: Lời nói dối ngọt ngào hạnh phúc khác với những lời nói gây ra định mệnh buồn. Khi còn trẻ tuổi nên tránh nói dối ảnh hưởng, liên quan đến nhân cách, tài năng và học thức…còn lúc xế chiều (tuổi già) đừng quá lẩn thẩn dối lừa hành trang nặng gánh “một cõi đi về”…


   P/s: Entry này viết trước ngày “cá tháng tư”(cười)!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét