Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Tự phê...(ta ru ta ngủ)



  Tự phê…
   (Ta ru ta ngủ...)
  

    Cuộc đời thật là lắm chuyện bi hài…
   Có chuyện vui, chuyện buồn! Có chuyện quan trọng và cũng có chuyện oái ăm nhẹ tựa…mây trời.
   Chuyện đời hấp dẫn có từ chuyện cá nhân. Chuyện xã hội không hẵn khác chuyện gia đình? Và chuyện gì cũng thuộc về tâm sinh lý con người:
   Hồi còn độc thân ai cũng độc lập…thênh thang giữa lòng phố đời, hay trên “con đường tình ta đi”cứ thảnh thơi, thong dong đếm bước rong chơi, tự do ngó xuôi, liếc ngược, nhìn thấy 100 bông hoa thì đã có 99 người đẹp thấy…mà thèm. Ấy vậy, mà hổng hiểu số phận ngu ngơ, hoặc do luật định “ap-phê”? Nên chỉ có quyền chọn lấy một người, đem về tí tửng đặt tên một cách ngại ngùng:“Em yêu”(ớn)…
   Hí hững hay lạng quạng bước lên xe “bông”mà cứ ngỡ từ đây được nhận chức “chồng”…sẽ có người giặt dũ quần áo, nấu cơm, tối đỡ sợ bóng tối…Ai dè, có vay đành trả, bị kiểm tra đủ thứ: Nào là phải đi về đúng giờ, ví tiền bị “ai đó” kiểm soát liên tục, đã vậy có đêm lại bị ma nhát…
   Tưởng cũng được 1 năm phiêu bồng nhịp sống mới? Không ngờ mới 9 tháng 10 ngày bị hư hao thêm chức quản lý “Bố nó”, tự nhiên lại có thêm một đứa “con yêu” của “chúng mình” khóc oe oe, chọi đạp…vào đời chơi chung mới mệt.
   Và hình như có luật nhân quả, càng lên chức càng khổ? Bị cướp đời trai (le lưỡi) là lẽ bình thường số phận…nhưng “chôm” bớt thời gian với bạn bè, xem ti vi, đọc sách mới bực bội…lại còn chia xớt thêm thì giờ pha sữa, thay tả lót. Có lúc phải phờ râu ru yên giấc ngủ, toát mồ hôi hột dỗ dành cho cả hai. Và cũng thường xuyên bị cô đơn…vì hai mẹ con chỉ hú hí cười toe toét với nhau, đứa nhỏ dành hết trơn…(hic).
   Không biết người ta sao? Cái Người nâng khăn…lục túi của Tui hình như ham dzui: Tiếp năm sau cho ra đời thêm một đứa nữa. Nỗi điên, trừng mắt…ngạc nhiên hỏi:
   - Nè…từ từ thôi nhe?
Cái mặt “người dưng” tỉnh khô:
   - Ai biết? tại “Ông trời” chứ bộ…(á khẩu)
   Bây giờ nghĩ lại, những người đi…tu là khôn ngoan, chân lý(?), sống an nhàn, khỏi để lại “tác phẩm” bon chen với đời và chẳng bận tâm chia sớt trách nhiệm cho riêng ai? Nhưng…như thế không lẽ tiệt giống loài người? Nói vậy chứ cũng có quy luật bù trừ đau khổ và hạnh phúc? Phải thừa nhận là có thêm những ước mơ tương lai trẻ thơ…dẫu mơ ước của con người đôi khi chỉ là mệnh khúc (?)
   Quản lý một gia đình có khác gì quản lý xã hội. Nếu điều hành một xã hội phải cần có học thuyết, triết lý…thì gia đình cũng như là một tổ chức xã hội thu nhỏ, nên đương nhiên cũng thành lập, gia huy, gia pháp kiến tạo định mệnh?!
    Không biết nên lấy học thuyết nào đây? Suy từ những lý lẽ triều đại: Lấy Khổng giáo làm hệ thống tề gia trị quốc? Tôn giáo làm chính trị an dân? Thần giáo gây tín ngưỡng…độc quyền giai cấp, độc đảng thống trị hay chọn dân chủ làm nền tảng pháp trị?
    Nếu lấy Nho giáo làm luân lý, danh phận “tam cương, ngũ thường” ra mà điều khiển, qui tắc kềm kẹp vợ con vào khuôn khổ, thì cũng khó? Vì thời nay, ngay các cụm từ “Truyền thống”, “thuần phong mỹ tục”bây giờ cũng đang lang thang, vu vơ, bấp bênh thiếu luận chứng, cơ sở lý giải nữa là…huống chi cái “luân thường đạo lý” do con người tự đặt ra “lệ nhà, phép nước” đã được thay đổi tư duy khoa học tự nhiên từ lâu…và cũng chẳng có sách vở giáo dục phổ thông nào dám xác định giá trị duy nhất, hay điều lệ luật pháp nào ủng hộ cái quyền của “kẻ mạnh”cả? Hơn nữa, xu thế cái gì đi ngược dòng, lối sống hiện đại và nhu cầu lịch sử xã hội phát triển, thì thường bị ù lì, lạc hậu, bất ổn, chống đối, đổ vỡ…
   Dù hùng biện thế nào? Nguỵ trang kiểu gì…Với tư tưởng gia trưởng, độc quyền mà đem ra làm qui tắc, giáo huấn là bị “em iêu”chu mỏ, xì nẹt liền:
    - Này “anh iêu” ngày xưa vốn bình đẳng, người dưng: Ai năn nỉ, mần thơ dụ khị…đón đưa yêu chìu? Nay, “cướp đoạt”xong…lôi dzìa làm nô lệ, Hả?(mắc cỡ thiệt…)
   Còn con cái lỡ miệng dại dột lấy “phương pháp luận”ra phát biểu:
   - Xin lỗi Ba nhe: “Tại Ba nên mới có con chứ bộ…?”(á khẩu)
Híc, suy cho cùng chẳng có cái lý luận bảo thủ quyền hành độc tôn nào vững chắc để biện hộ cho lý lẽ phận làm người (nhân quyền), xu thế bình đẳng, tự do liên quan đến hạnh phúc loài người cho hiện tại và cả tương lai …trừ khi làm liều, tàn nhẫn chấp nhận thành kẻ độc tài? Vì thực tế…ngoài cái quyền làm chồng, làm cha trên giấy tờ bút mực…chỉ còn lại cái quyền kiếm tiền về nuôi mấy mẹ con và được tự nhiên hôn họ không ai kiện tụng…
   Ngày xưa, khi dân trí còn thấp vì giá trị hiểu biết khoa học chưa phát triển, khi ranh giới hoà nhập văn hoá, văn minh thế giới xa lắc, thì có thể che lấp…lấy ước mơ thần thánh ra phù phép, lấy ma quỷ, ông kẹ ra hù trẻ con. Bây giờ mà sử dụng “ngu trí” để tuyên truyền, giáo dục…chỉ sợ lợi bất cập hại, làm gia đình u tối, kém cõi sức sống sáng tạo, nhu nhược thiển cận thua thiên hạ…
   Còn nếu như điều hành mượn danh nghĩa theo kiểu “dân chủ tập trung” thì sao? Giống “cá mè một lứa”, “Có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia…”. Nghĩa là phải “dung hoà” tư tưởng, trang điểm, ăn mặc sao cho giống nhau để không bị phát hiện ra ai gay hay pêđê…gom gia đình thành một khối thống nhất, chung lý tưởng cùng tiến cùng lùi. Phân công trị vì từ cao xuống thấp, từ các “đồng chí mẹ” đến các “đồng chí con” để có lề lối mà xắp hàng ngay ngắn! Chỉ có điều…quyền lợi và trách nhiệm khó mà như nhau? Vì làm sao mà “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” được, khi trách nhiệm và nghĩa vụ vốn trời sinh đã khác nhau? Và như thế cái ý định bình đẳng mù mờ tù mù thật, giả làm sao mà đong đếm,? Hẵn nhiên, bị lẫn lộn sự thật là lẽ thường…
   Và khi đã cùng hội cùng thuyền thì phải cùng nhau chèo chống khỏi “chìm xuồng”? Nếu có lỗi lầm thì nguyên tắc “đèn nhà ai nấy rạng”, bí mật như hội kín:  Một là “đồng chí bố”chỉ bị phê phán, hai là các đồng chí còn lại đều bị trách nhiệm? Nhưng, dù bị trách nhiệm đến đâu cũng là gia đình, hổng lẽ đem xử bắn…Vì vậy, cùng lắm là dùng phương pháp “phê và tự phê”…
   Phê đây không phải là cà-phê, hay phê “mé đìu hiu”…mà là phê bình. Thuật ngữ “tự phê”, tự nhận lỗi lầm bao giờ cũng có vẻ ý thức, nghe cao quí “thăng hoa” hơn. Nhưng, có điều “tự phê”thường là tự phiêu bồng chấm điểm ưu, khuyết…nó phụ thuộc vào tỉ số, hơn nữa là thuộc lĩnh vực của nỗi lòng chân thành hay tha hoá phù thuỷ…bởi lòng người vốn không đáy(!) Đưa ra ánh sáng khó mà tự “vạch áo xem lưng”cho thiên hạ thấy, cái vấn đề nằm ở chỗ tế nhị, quyền lợi, chính trị thâm sâu? Vì vậy, ai cũng sẽ chuẩn bị phương án quyền lợi chung để có nghệ thuật tự phê…Dzí dzụ:
   - Thưa đ/c Bx…hôm qua đi làm cực nhọc về, bị bụi đường “phức tạp” bay vào mắt nên “anh iêu”(Tui) hổng thấy “em iêu” mặc đồ đẹp, sexy…lạng qua, lạng lại trước đôi mắt mờ…(thành thật xin lỗi nhe)
   Hoặc là:
   - Đ/c con…thân mến! Bữa nọ Ba iêu “xỉn” quá, quên đón con đi học dzìa…để con đói bụng, mặt mày nhăn nhó, xấu đui…Xin hứa, sẽ rút kinh nghiệm lần sau…(Tại rượu mà…)
   Nếu mình cũng có lý do mắc lỗi thì các đồng chí “cấp dưới” cũng có vô số lý do, thử nghe qua…ai cũng dễ xúc động, thông cảm lắm:
   - Thưa đồng chí Ox…đáng lẽ em mua cái váy áo 5 trăm, nhưng vì nghĩ đến thể diện gia đình và nhứt là vì phong trào, sự hãnh diện, tự hào tưởng tượng đầy xúc động đam mê của đ/c chồng, nên em đành lạm chi…5 triệu hà !(điếc)
   - Thưa đ/c “Ba iêu”… Woa, trẻ con ai không lầm lỗi? Hâyzza, chỉ cần thay “sim” đổi mới là xong bén lun… (Trời ạ).
   Thấy vậy cũng hay…khỏi mất công cãi vã ồn ào, khỏi sử dụng luật pháp, luật định toà án chi cho phí tổn. Nhìn bên ngoài cũng có thể được cấp bằng khen “gia đình văn hoá”. Nhưng chỉ sợ gia pháp ăn năn theo kiểu cách phù phiếm: Cái áo rách chỉ nghĩ đơn giản là có quyền được vá lại? Nếu thế…thì cũng chẳng ai muốn mặc ra đường. Huống chi cuộc sống vốn “thanh thiên bạch nhật” ganh đua với đời mà lầm lỡ, te tua giữa thiên hạ…bị “lộ hàng”có khi chẳng có cơ hội nào mà nhờ cả gia đình che chắn vào chỗ trống, cảm gió như chơi …
   Hỡi ơi! Thời gian không đợi, mười hai năm…là hết thay đổi nổi tư duy và áp đặt một thói quen của một con người? Vậy mà, thấm thoát mấy chục năm đã trôi qua, thế hệ thứ ba cũng đang trưởng thành…ta vẫn còn đây, vợ già (xin lỗi em)còn đó…cái triết lý sống của chúng ta vẫn chưa thoả thuận hay thay đổi được gì cái kế sách “trị gia”…dám đâu nói đến “bình thiên hạ”, ổn định kinh tế, có tự trọng danh dự, tự đắc tâm hồn để làm vốn liếng đi tìm hạnh phúc? Hic…

6 nhận xét:

  1. Vinh thân rồi nha... tề gia rồi nha... Trih "Cuốc " rồi nha... Bình thiên hạ... bao giờ MƯỜI MƯƠI chưa muộn mà , @ thenhan à.
    Chúc là trò xuất sắc của Cụ Khổng ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe nói Khổng Tử không tề gia nổi (nên ly dị) để suốt đời long đong. Còn @TN thì bị níu áo ở nhà không cho ra...bình thiên hạ (hì hì...)

      Xóa
  2. . Cắn răng lên hỏi ông trời
    Hạnh phúc cực thế sao người vẫn theo
    .Trời vuốt râu quặp tỉnh queo
    Mày cắn răng thế nói leo cái gì .........hewhehehe..............
    .
    Chúc anh luôn khỏe nhé -bình an và hạnh phúc -

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hic...làm ông trời là cả đời nghe thiên hạ mắng vốn ha? (le lưỡi)

      Xóa
  3. Đi tìm TN muốn chết luôn. Lên tận Google mới tìm được luôn. TN biết vì sao Thủy tìm ra không? Vì bài viết bình bài thơ "Hoa khô" lại có trên Google nên Thủy tìm ra đó. Thủy đang định xin ý kiến TN, cho Thủy vào dịp sinh nhật tới (tháng 8 cơ) đăng bài bình "Hoa khô" lên Blog của Thủy nghe. Chắc là tác giả đồng ý chứ! Coi như là quà sinh nhật Thủy nghe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thanh Thuỷ là tác giả mà! Bạn có toàn quyền mình muốn!! (Ừ, do bài này khách đọc nhiều! Nên hiện trên google))
      Trời...chuẩn bị sinh nhật kĩ quá hen? Tưởng lên xe bông...(le lưỡi)

      Xóa