Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Khánh Ly còn đó chưa nguôi...



Khánh Ly còn đó chưa nguôi…
 ( tự tình…)



   Có lẽ, viết về những gì liên quan đến Khánh Ly hay Trịnh Công Sơn là khó nhất… dễ lúng túng khi tìm ngôn từ phù hợp. Vì ở đó…có cả ý nghĩa nghệ thuật, tư tưởng, bóng dáng lịch sử. Có thể khởi đầu nhưng khó kết thúc, vừa hiện thực vừa hư ảo, có cả xót xa và ngọt ngào…

   Lời của khánh ly sau 60  mươi năm khi trở về quê hương(Hà Nội) vẫn là:“Tôi yêu những ca khúc Da vàng của Trịnh Công Sơn vì trong đó có tất cả chủ đề - tình yêu, thân phận, quê hương. Nếu nghe kỹ bạn sẽ thấy hãnh diện vì được là người Việt Nam” và nói thêm: “…mọi người thương tôi vì tôi là kỷ niệm…” . Đã là kỷ niệm…nghĩa là quá khứ không bao giờ quên! Có những quá khứ luôn đeo bám hiện tại và cả tương lai, nếu cái “kỷ niệm”buồn vui ấy chưa phôi pha hoặc dung hoà được hiện tại(?).

   Tôi (@TN) đã tự thêm đề tựa “Còn đó chưa nguôi”…là vì cũng còn thao thức, chưa ngơi nghĩ quá khứ cho đến hiện thực hôm nay. Vì Khánh Ly là ca sĩ song hành cùng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS) đã thực sự  nổi  tiếng từ đầu thập niên 70 (1970) bằng  những “ca khúc da vàng”…Và là một phần chứng tích tư tưởng, hình hài còn lại của lịch sử chiến tranh đầy tang thương, chia rẽ mất mát đâu đó vẫn chưa nguôi…

    Sau 40 năm xa cách và để chỉ có 2 giờ đồng hồ trở lại trình diễn, hội ngộ hạn hẹp trên quê hương còn nghi ngại…cũng  khiến người ta có cảm giác “nối vòng tay lớn” vẫn còn khoảng đếm vời vợi. Nhưng, dẫu sao đi nữa nó cũng thấp thoáng tín hiệu thân quen và có còn hơn không? Vì biết đâu…vết tích hư hao hoài niệm miên man cũ có chút gì đó làm bằng chứng suy nghĩ vun xới lại ươm mầm xanh cho tương lai hoà thuận “gần lại, lại gần với nhau”hơn(TCS). Khánh Ly đã là 70 mươi tuổi đời cằn cỗi…sau đêm hát ở Hà Nội với những đám đông yêu mến ái mộ không so đo tuổi tác, những lời ca ngợi trên báo chí, những bài viết thăng hoa tình người cho “người đàn bà hát”…hy vọng khiến lỗi lầm hay những lời xúc xiểm hờn giận, rêu rao thị phi cũng đành buông xuôi hụt hẫng (cười)…danh từ Diva màu sắc showbiz bỗng trở nên lu mờ nhạt nhẽo...hư không!

   Chắc hẵn, giọng ca Khánh Ly không còn “thênh thang”, tròn trịa như xưa nữa…nhưng vẫn sẽ luôn còn đó lối hát “mênh mông” chân phương mạch lạc, vẫn còn đó nguyên vẹn tri giác nhạy cảm, trầm mặc với những âm thanh ngôn từ khoan thai cặn kẽ…sẽ đưa ta về thuở hồng hoang “liêu trai”, phiêu bồng hay cội nguồn tự tình quyến luyến…hoặc ít nhất là để hoà âm dắt nhau đi tìm kiếm miền thời gian không chút đắn đo suy tư, không gian phơi trãi lòng người thôi do dự…

   Trong những ca sĩ hải ngoại…khi Chế Linh về nước trình diễn thì người ta cũng sẽ đoán đến một lúc nào đó Khánh Ly cũng sẽ về nếu chưa quá muộn. Theo Tôi, hai ca sĩ này có thể biểu tượng cho hai dòng tân nhạc mang tính huyền thoại thành công nằm trong nghệ thuật đỉnh cao tư tưởng, văn hoá xã hội hình thành dưới thời chế độ miền nam (VNCH). Thật ra, khi họ được (quyền) trở về là tín hiệu đáng vui cho tất cả mọi người…vì ít nhất là có ý nghĩa giao lưu văn hoá âm nhạc, muốn hoà hợp vùng miền quá khứ với hiện tại, cho tương lai xích lại gần nhau hơn. Là người của công chúng…thường họ không đặt nặng chuyện cá nhân như người ta tưởng? Với lại, một nghệ sĩ chân chính người ta không thể lấy sân hận để làm văn hoá nghệ thuật (!). Và lý lẽ công bằng…thì công chúng yêu nhạc cũng có quyền được thưởng thức và tìm hiểu điều họ muốn!

     Khánh Ly là nữ ca sĩ không chỉ có năng lực thăng hoa hát nhạc Trịnh mà còn hát hay nhiều ca khúc của các nhạc sĩ khác, các thể loại khác…và là 1 trong 10 người phụ nữ nổi tiếng thế giới (được Nhật Bản bầu chọn làm phim về gia đình và sự nghiệp). Phong cách tự nhiên, say mê hát, gần gũi tự tin với chiếc áo dài quen thuộc trên sân khấu dù ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới…điều đó! Cũng đã tự biểu tượng sự rõ ràng thuỷ chung, tính văn hoá quê hương xứ sở của một danh ca chưa bao giờ thay đổi cung cách và tâm hồn của mình …(?)

   Nhưng, cũng như nhạc sĩ thiên tài họ Trịnh…Họ sinh ra trong bối cảnh lịch sử “loạn lạc”văn hoá tình người. Vì thế! Sự nổi tiếng luôn bị “tai tiếng”vì hoàn cảnh…một hoàn cảnh lắm thị phi, bồi bút phê phán đáng buồn cười nằm giữa ranh giới “hai lằn đạn” chính trị tư tưởng cực đoan (!) Bởi vì…khoảng cách khác nhau về “ý thức hệ”thù hằn là một khoảng cách luôn gây ngộ nhận, nó dễ khiến cho ý thức bị tai nạn trở thành nguỵ biện, hạn hẹp, lu mờ tính nhân văn, đôi khi trở nên phi nghĩa, kệch cỡm. May thay…tài năng và nhân cách con người không dựa vào tính cách và tư tưởng cá nhân như người ta lầm tưởng(!). Mà thường dựa vào đạo đức tâm hồn mới là yếu tố xác định trung thực và lẽ phải…

   Khánh Ly hay dùng đến hai từ “định mệnh” để giải thích cuộc đời, sự nghiệp của mình. Và Tôi cũng tin rằng cuộc gặp gỡ - chia ly - hội ngộ giữa dòng đời và lịch sử của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn cũng chính là mệnh khúc hình như định sẵn! Nhưng Tôi vẫn luôn nghi ngờ về số phận ngăn cách? Vì người ta hay nghĩ rằng: Nhạc lời của Trịnh mang tính thiền, triết học đạo Phật! Nhưng thật ý nhị lạ lùng và hữu lý khi ca sĩ khánh Ly lại là người mộ đạo Thiên Chúa (được mời đến Vatican trong lễ phong Các thánh tử đạo Việt Nam)…Phải chăng cũng là sự hợp lý của định mệnh tương giao, tri kiến…(!)

   Trong miền du ca hát rong qua đời của nhạc Trịnh không hề hư ảo…nó luôn hiện sinh. Vì Cõi Tình yêu vốn dĩ là cội nguồn tiềm thức trãi nghiệm tâm tư, cứu cánh hạnh phúc loài người. Bởi…nó có thể đưa đón những ai muốn xa bến hận thù viễn vong của tư tưởng, nhục cảm hạn hẹp. Nếu tình yêu của Trịnh luôn chất chứa gánh nặng bóng dáng quê hương…thì giọng ca của Khánh Ly lại chuyên chở hơi thở lận đận hay nhẹ tênh đi qua thử thách tình người. Trong dòng nhạc văn chương đó! Họ chỉ xin mang theo cây thập giá đời…vất bỏ hết hành trang ích kỷ, tàn nhẫn để dễ dàng cùng nhau hoà hợp lặn lội qua những đêm dài mộng mị “nhược tiểu”dân tộc, thân phận người…vốn chỉ là siêu thực có cả trắc trở và hoang mang.

   Những người sinh ra trong thời loạn lạc như Trịnh & Khánh Ly là một phần của cay đắng và ngọt ngào đã tự lên men niềm đau thân phận. Có thể bắt nguồn từ giai cấp lịch sử, hoặc định mệnh nhân loại? Nhưng, sự gặp gỡ tình cờ bên đời số phận, tâm tư nghệ thuật…khiến họ say sưa đứng giữa hai dòng nước ngược vừa tĩnh lặng vừa chơi vơi để làm kiếp tằm nhả tơ, kiếp ve sầu rêu rao than van và ca ngợi: Có cả yêu thương sâu đậm, bi hận gian truân. Có cả yếu hèn bi luỵ hình hài và thăng hoa tử tế lòng người, có cả cay đắng và mật ngọt trong nỗi niềm nhân cách. Và có lẽ điều đó đã làm nên giá trị tính nhân văn vĩnh hằng lối nghệ thuật níu kéo tình người…và nhờ đó mà lương tâm con người hoạ may tự rửa sạch nỗi  niềm ai oán, để ai kia thức tỉnh ý thức, hoặc kẻ nọ vô tư hồn nhiên tắm  gội…

   Chiến tranh luôn có lý lẽ của chúng! Nhưng, cuộc chiến “ý thức hệ” là cách chiến đấu dại dột, thiếu tình người…Nó có thể làm chia rẽ lâu dài cả dân tộc, gia đình vợ chồng, anh em, cha mẹ con cái. Trong khi đó, cuộc đời luôn có may rủi thắng thua, thành bại. Giá trị chân lý luôn nằm ở chỗ phân chia và  hệ  quả là sự thiệt thòi đao đức bình đẳng (?) Cuộc hội ngộ của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn trên quê hương này…là cho triết lý hiện sinh “ngàn năm xưa cho đến ngàn năm sau”vẫn thế…dù có muộn mằn nhưng sẽ tồn tại mãi. Dẫu cho thói đời còn nông cạn tự tôn, hay lòng người vẫn còn huyễn hoặc mặc cảm…thì hy vọng sự “ tồn  tại hay không tồn  tại” (Hamlet – Shakespeare) cũng sẽ như nhu cầu “sỏi đá vẫn cần có nhau”(TCS).

 (Gần lại với nhau (TCS-KL)

4 nhận xét:

  1. Bao nhiêu năm qua rồi , giờ nghe lại giọng hát ấy , cảm xúc vẫn như ngày nào

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bao nhiêu năm rồi..."còn mãi ra đi" ? Ủa...Nhỏ chưa về nghĩ ngơi hả...(le lưỡi)

      Xóa