Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Nụ cười toán học...



Nụ cười toán học!
(tán dóc…)


  Ngày xửa ngày xưa, khi thượng đế muốn tạo ra nàng Eva…ông trời cũng phiêu diêu tính toán lãng mạn dữ lắm! Vì làm sao để tạo ra một thân hình đối xứng, để bù đắp khiếm khuyết hoặc dư thừa của chàng Adam trước đó…
   Đối với cơ thể con người…học sinh thường chia làm 3 phần: Đầu, mình và tứ chi. Nhưng, vì lỡ làm thượng đế ổng phải tính khác với người trần tục (le lưỡi)…nên qui ước 3 vòng:
                         Vòng 1+ Vòng 2 + Vòng 3 = Đàn bà.
   Trong đó, có thêm tỉ số (hệ số) với chiều cao(cm) như sau:
                         Vòng 1= C/2 + 2 ; Vòng 2 = C/2 – 22 ; Vòng 3 = V2/0,68
   Tất nhiên, là không phải ai cũng được các hệ số “ưu tiên”do trời phú…nên từ xưa ổng cũng đã phán (kết luận): “Dù có trật lất hệ số nhưng nếu có đáp số cuối cùng (hằng số) cũng là: Đàn bà…thì vẫn đúng!” (Hic). Nhưng, ngày nay xuống thế tục…người ta (ban giám khảo hoa hậu) còn phải thêm các hệ số: Vòng đùi (Cao/3) da trắng mịn (VN), chỉ số BMI (mập ốm) hoặc phân loại táo, lê, mướp gì đó nữa…
  
   Cái công thức “nắn” ra phụ nữ của thượng đế rõ ràng có ý đồ hẵn hoi (dù dấu diếm). Nhưng, thế nhân (người đời) rất thực tế, không dùng thuật ngữ…nên thường gọi: Ngực, eo, mông…và cũng hiểu rõ mục đích dùng eo để ôm…chẳng hạn! Ấy vậy, mà ông trời vẫn giả tạo, bịa chuyện đỗ thừa do nàng Eva rủ rê chàng Adam ăn “trái cấm”vườn địa đàng nên mắc lỗi, rớt xuống trái đất…
  
   Công thức “phái đẹp”chỉ là ưu tiên cho Eva…nhưng có lẽ phần thưởng đó dành cho Adam (cảm ơn)! Vì Adam là người hiểu được giá trị vòng đo hơn cả thượng đế! Và có thể điều khiển vòng 2 thay đổi ra hệ số khác! Nhưng thực tế, đến giờ nhiều người vẫn không tìm ra nàng Eva của thượng đế…bởi không ai không có lỗ rún ở thế gian này!(Eva làm gì có rún...)

   Ở đời, với mỗi người, dân tộc nào…dù có quan điểm tôn giáo hay ý thức hệ khác nhau cũng phải thừa nhận một công thức vận mệnh:
                    Tư tưởng + thói quen + hành động = Định mệnh
   Và “định mệnh” tốt hay xấu, tiến bộ hay lạc hậu, bình đẳng hay không? Là phụ thuộc vào “hệ số” ưu tiên của chúng! Mà “hằng số”(tư tưởng) ở đây lại thường bị lệ thuộc do kẻ khác giáo dục hoặc là…thiên mệnh, nhân tính…?
   Cũng có nhiều người tự đặt ra những công thức đi tìm hạnh phúc:
                   a)  Danh vọng + Tiền tài = Hạnh phúc
                    b) Tình  + Tiền                = Hạnh phúc
                    c)  Tu là cội phúc
      Nếu “a” và “b” là những số hạng nhu cầu cơ bản hoặc mơ ước phụ thuộc vào năng lực, điều kiện hay hoàn cảnh…thì “c” lại là định lý có hiệu số thay đổi bằng những số hạng vô thường…
    
   Những bài toán “giáo khoa” ở học đường thường cho ta những con số cần đúng, được quy ước trong một mệnh đề sách vở! Nhưng những bài toán cuộc đời, xã hội hoặc một nghề nghiệp tinh thông nào đó…thường không hẵn dành riêng cho những học sinh giỏi thi cử (?)…dù nó cho ta biết chỉ số IQ hay khả năng học hành!

   Ví dụ nghề Y & Dược chẳng hạn…các môn thi được ấn định: Toán – Hoá – Sinh. Và trong những năm qua số điểm các ngành này cao ngất ngưỡng? Lẽ dĩ nhiên chúng ta vẫn thừa nhận là những học sinh giỏi …dù rằng do số lượng thí sinh quá đông và qua kinh nghiệm các đề thì và môn thi, thì không thể so sánh năng lực (khó) tự nhiên đa năng với khối A và D (bao gồm tính khoa học & nhân văn). Điều người ta nghi ngại…là một bác sĩ, dược sĩ mà thiếu ngoại ngữ khi hành nghề thì không thể tự mình tiếp cận nhanh với kỹ thuật, học thuật hiện đại bắt nguồn từ phần lớn ở thế giới tiên tiến bên ngoài?
   Giả sử…nếu “hệ thi cử” (2015)thay đổi một kỳ thi THPT quốc gia thay cả cho ĐH “3 chung”…thì sự học có vẻ như xác định kiến thức căn bản, có nhân văn hơn bằng các môn thi chính: Toán - Văn - Ngoại ngữ (khối D cũ)để loại bỏ bớt cách học phân ban len lõi “tiến thân”…Tuy nhiên công thức “toàn trị” này phụ thuộc vào phương pháp ra đề thi phân loại, cách tổ chức thi nghiêm túc và ngay cả môn Văn cũng phải trả về đúng sở trường năng lực tư duy của văn học…
  Ngoài ra, nó cũng chẳng thay đổi được gì nếu các trường ĐH vẫn theo phương cách tuyển sinh như cũ (bằng 3 môn học) và hồ sơ đăng ký cũng sẽ phức tạp, rối rắm hơn. Nếu kỳ thi chung có mức độ phân loại như đề thi ĐH trước đây…ta có thể dự đoán các điểm sàn : Đại học = 13 ; Cao đẳng =10, Trung cấp  và Tốt nghiệp PTTH = 7 …thì số lượng rớt tốt nghiệp cũng đã là khá nhiều!(không lẽ lấy 5 điểm để tốt nghiệp?) Nhưng, nếu dùng đề thi dễ hơn? Chắc chắn đầu vào ĐH khó phân loại năng lực thí sinh để tuyển. Sự chen lấn sẽ ảnh hưởng nặng nề về tâm lý học sinh(!)

   Một công thức áp đặt vì tình thế bao giờ cũng sai với khoa học xã hội-nhân sinh…đơn giản vì không tôn trọng tự nhiên, tự chủ khi xã hội đang tiến bộ, cần hội nhập…

   Nhiều cô gái thích công thức:
                       Đẹp trai + con nhà giàu + học giỏi = Chồng tui
   Nhưng…kỳ nữ như HNH cũng chỉ được 1 ( Đó là chưa nói hệ số “đàn ông” cao hay thấp?)

   Ngày xưa Tui cũng mơ: Công + Dung + Ngôn + Hạnh = Vợ tui
   Nhưng, nàng không thích làm “em iu” chỉ thích làm “chị hai” không hà…(Híc)!
   

2 nhận xét:

  1. Ngaỳ xua khi mình đi học thì 1 + 1 = 2. bây giờ hình như nó bằng 0 hay bằng bất kỳ một số nguyên, hay số thập phân nào...
    Lão bà bà lạc hậu lắm rôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Toán học thì ngàn năm xưa đến ngàn năm sau vẫn thế! Chẳng qua...hôm nay người ta có chút trừu tượng:
      Chẳng hạn...Với công thức tình yêu: 1 người + 1 người = 1/2 (một nửa này)+ 1/2 (một nửa kia) = 0,5 + 0,5 = 1...(he he)

      Xóa