“Nổ” và “chảnh”
Có con
bé (ngoài 30 tuổi) gõ phím qua Chat:
-
Chú ơi! Giải nghĩa chữ “nổ” và
“chảnh” ra sao hả chú?
-
Thì…con cứ lục lọi google (internet) hoặc
mò mẫm tra tự điển xem sao?
-
Tiếng English (Anh) mà cũng hổng có rùi…chú ơi!
Tôi
cười:
-
Vậy, nhờ mấy ông giáo sư muốn đưa chữ
Hán vào dạy phổ thông hỏi thử…
-
Hic, chữ Hán cũng chảnh hả chú?
-
Hơ…hổng bít nữa? Nhưng, chắc chắn là
có chữ “nổ”…vì đó là chữ tượng hình nên có thể dzẽ
mờ…
- Hi hi…Lâu qúa, hỏng thấy chú viết hài hước nữa hen?
Bùn quớ! Chú giải thích nghe đi, con tặng chú cái bánh trung thu…
Hic, “sáu mươi năm cuộc đời” rầu…đâu
thèm dỗ ngọt nữa, mà mơ ăn bánh trung thu (le lưỡi)? Còn cố viết hài hước thì
cũng sợ gây ngộ nhận! Với lại, thấy Hoài Linh trở thành danh hài, xây nhà thờ Tổ to ghê, chi phí tốn kém quá…nên cũng cảm thấy e ngại ngùng (cười vu vơ).
Văn
tự, chữ nghĩa là qui ước, hiểu ý! “Hổng dám đâu” mà giải nghĩa? Lỡ không may
nhầm lẫn vào bì bụp, ra ì xèo…với lại, nổ
hay chảnh không phải là ngôn từ có qui
ước trong ngôn ngữ văn bản? Nó là thuộc từ “ý niệm” thông dụng của người trong
nam…gần giống với nghĩa Khoác loác và
tinh tướng nhưng lại khác ý khi so
sánh lối văn chương khẳng định người ngoài bắc (!)
Khi bình
luận một ai đó…về lời ăn tiếng nói, hay tính cách “nổ” và “chảnh”? Thì người
Việt mình đều hiểu được dụng ý ngay! Nhưng, khi tìm cách dịch thuật sang tiếng
Anh thì có thể loạng choạng, không phải dễ…và nếu nhờ mấy ông “giáo sư” muốn
đưa chữ Hán vào dạy phổ thông cũng chỉ có cách chảnh chọe vẽ hoạt họa…
Đương nhiên, nó không phải là tiếng lóng (bí ẩn) mà là dạng tu từ gợi ý
của nhiều hình tượng…Vì, bắt nguồn từ định nghĩa: Nổ (qui ước ngôn ngữ) là tác động âm thanh của hiện tượng vật lý
phá vỡ không gian về mặt bành trướng thể tích (tác động của bom mìn chẳng hạn).
Còn…chảnh là trò chơi chữ nghĩa
“chanh chua” tính từ lúc đánh vần, thêm dấu “chờ-anh chanh, hỏi-chảnh”(cười)…
Chẳng biết cách giải thích đúng chưa? Vì suy diễn là trò chơi rờ rẫm
“bịt mắt bắt dê”…Nhưng, nổ rõ ràng là
cách nói phê phán khi thổi phồng sự việc, và có thể thêm nhiều dạng, ngữ cảnh
(ý tứ): “Nổ” lụp bụp, đì đùng (khoe với
bạn bè, lối xóm), “Nổ” như bom na-pan (nói dóc thường xuyên), “nổ” như bom
nguyên tử (hù dọa thiên hạ), nhà gần kho đạn (“nổ” đủ loại, kiểu). Còn chảnh được hiểu là: khoe khoang giàu có (sang
“chảnh”), khoa trương kiểu cách (“chảnh” chọe), lăn xăn bon chen (“chảnh” chó) nghe
cũng “thăng hoa”, thú vị khi kèm từ láy đó chứ ẹ…
Có
nhiều người thích thú, khen cách dùng từ ngữ “nổ” (cho nam giới) và “chảnh” (cho
nữ giới) ở Việt Nam là hài hước, đặc tính thâm thúy rất hay…Vì, nổ một chút cũng dzui, chảnh xíu xiu rất dễ thương! Nhưng, nếu phát
xuất từ tham vọng và dối trá thì trở thành kẻ ngốc nghếch, thiếu lòng tự trọng…
Sự
thích tô vẽ, trừu tượng màu mè, phóng đại, thiếu tôn trọng sự thật khách quan…khiến xã hội
xãy ra cũng lắm chuyện bi hài! Từ những cực đoan lừa tham vọng vụn vặt
khiến người ta nổ hư không và chảnh
le lói:
Mới
đây (6/9/2016) “vụ xe tải dìu xe khách mất thắng cuối đèo Bảo Lộc” ai cũng thấy rõ
là một sự may mắn khá hi hữu (có điều kiện)! Đáng lẽ, xe khách và xe tải đều
cảm thấy hạnh phúc khi cứu giúp, thoát được tai nạn (chết người) và họ sẽ thông cảm, thân
thiện lịch thiệp cảm ơn nhau vì đã được “dìu” tình cờ giúp nhau trong cơn hoạn nạn…thì lại “bổng dưng” thành ra
mâu thuẫn không đáng có, chỉ vì có người “nổ” và kẻ “chảnh”: Báo chí truyền
thông nổ hư cấu thêm ly kỳ huyền
thoại anh hùng. Cơ quan chuyên trách làm chảnh
ca ngợi, phô trương khen thưởng, tặng “vô lăng vàng”, đạt được danh hiệu...may rủi chỉ
từ một sự cố(?)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét