Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Số phận cái vỉa hè...

Số phận cái vỉa hè…



    Có một gã thầy bói ngồi trên vỉa hè trần tình:
    - Tui chỉ bói toán về số phận, còn mê tín là chuyện của người khác…
   Có lẽ, thầy bói và "nhà hùng biện" có năng khiếu trùng hợp (cười)! Đến cái cách triết lý định phận theo kiểu suy đoán “nhân thể học” cũng không kém luận chứng:
   - Giày dép cũng có số má...nếu không có thêm công thức ba vòng đo 1-2-3 sao phân biệt ai là hoa hậu?
   Cũng có lý…gã cũng có thể dửng dưng tranh cãi với luật pháp:
   - Nghị định 46/2016/NĐ-CP…cũng đâu có khung xử phạt mua bán “thông tin số phận”?
  
   Chuyện “tư tưởng” và cách xử sự của con người có vô vàn biện luận, tôi thì chỉ quan tâm lý lịch cái vỉa hè, để thử cố tìm ra số phận của nó…

   Chẳng biết từ bao giờ “cái vỉa hè” được sinh ra? Có thể, từ khi hình thành đô thị, hoặc có phố xá thì cái vỉa hè cũng đã tự nó có tên tuổi! Ngày xưa, lúc chưa có phương tiện giao thông bằng cơ giới thì con đường và cái vỉa hè chắc chưa cần thiết phải phân biệt ranh giới dành cho xe cộ hay người đi bộ…

   Nhớ về 20 năm trước đó (1975-1995) cái vỉa hè dành cho người đi bộ chỉ làm bổn phận đơn giản là hè phố…tự do thong dong dạo chơi, nằm hóng gió mát, ngắm trăng thanh (theo thơ, nhạc). Vì thời “bao cấp” chẳng có mấy điện đóm, quán xá, xe cộ là bao để mà chen chân mua sắm phố thị, lấn chiếm vỉa hè kinh doanh…Đôi khi, ngay cả đường quốc lộ, tỉnh lộ, nội thị cũng có lúc hữu hảo, ưu tiên dành một phần cho người ta phơi lúa, hong khô thực phẩm nông nghiệp…

   Cái vỉa hè xứ mình nằm trong luật định đất đai “sở hữu toàn dân”! Và, vì “nhà nước” là đại từ chung…nên người dân không biết đơn vị nào thực sự có trách nhiệm. Cái cách quản lý, sử dụng của cơ quan, đoàn thể, địa phương...nhìn theo cảm quan cũng thấy khá tùy tiện, tuy có chủ nhưng vô pháp? May thay, mãi đến năm 1995 mới có nghị định 36-CP theo luật an toàn giao thông đường bộ thì cái tên “vỉa hè” mới thực sự biết nó vào gia phả thuộc giao thông đường bộ cai quản…

   Thực tế, 1986 khi đã xóa bỏ chính sách “ngăn sông, cấm chợ” người ta đã bắt đầu “bung ra” buôn bán nhỏ lẻ kiếm sống trước hiên nhà. Nhưng, mãi đến 10 năm sau (1995) mới có chính thức qui định phạm vi hè phố (trên giấy tờ) qua việc chứng nhận đất đai, nhà cửa (cấp sổ đỏ) cho người dân (mốc định khai phá, xây dựng trước 1993)! Nên chắc là cái hè phố có nhiều nơi đã bị "lấn chiếm" từ thời điểm trước đó...

   Rồi, phải thêm 20 năm nữa…mới có luật “khung phạt hành chính” lấn chiếm vỉa hè (35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, nghị định 46/2016/NĐ-CP ). Bây giờ, đã đủ quyền thực thi hợp pháp chiến dịch “dành lại’cho người đi bộ! Tuy nhiên, sự chậm trễ của văn bản pháp luật so với quy luật phát triển thị trường, thói quen “văn hóa” bảo thủ, quyền lực…khiến cho công tác xử lý vội vàng cũng không thuận lợi, dể dàng gì (?)

   Ngoài ra, cái vỉa hè sẽ không đến nỗi “ồn ào” nếu nó không bị thu hẹp? Sự thu hẹp vì nới rộng (ưu tiên xe cộ) đường phố cũ…nên cái vỉa hè nay đành chịu hao hụt, nhỏ bé đi. Cũng có thể vì quá khứ nó chưa được quan tâm thấu đáo để đưa tầm nhìn vào qui hoạch tương lai. Trong khi hắn (cái hè phố) lại gánh nặng hiện trạng “bon chen” dân sinh, kinh tế: Nhu cầu đi lại, buôn bán, hành nghề nhỏ lẻ mưu sinh…cộng phương tiện “văn hóa xe máy” đông đảo thêm bộn bề luộm thuộm (?)

    Nhưng, đã có số phận? Thì mỗi cái vỉa hè vẫn khác nhau: Có cái vỉa hè trở nên nhộn nhịp, chen lấn thì cũng có cái vỉa hè khá buồn tẻ, hiu quạnh…chỉ thỉnh thoảng đỡ cô đơn khi có cặp tình nhân nào đó vô tình lạc lối (cười)!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét