Ngộ nhận
(Câu
chuyện về những quan niệm…)
Ngộ
nhận? Là khi nhận thức sai, hoặc nhầm lẫn về một sự việc nào đó...
Điều đáng ngại: Sự ngộ nhận cũng khiến người ta bị ảo tưởng và bi lụy chấp nhận số phận (?)
Điều đáng ngại: Sự ngộ nhận cũng khiến người ta bị ảo tưởng và bi lụy chấp nhận số phận (?)
Sự
thật, chúng ta rất khó mà phân biệt phải
hay trái…khi mà sự đời điều có những lý
lẽ riêng của chúng? Đó là chưa nói sự đúng
hoặc sai còn do quyền lực (chính trị
xã hội) và văn hóa qui ước (truyền thống dân tộc) của con người tự đặt ra điều
gọi là: Hợp pháp hay luân lý…
Người
có học vị, bằng cấp (chuyên môn nghề nghiệp) cũng có thể bị ngộ nhận, nếu họ chỉ
được đào tạo dưới một nền giáo dục tư tưởng, định kiến học thuật (!)
Những chính trị gia, nhà kinh doanh, người tu sĩ cũng thường bị ngộ nhận ngoài
lĩnh vực suy nghĩ, kiến thức, kinh nghiệm không thuộc về cuộc đời của họ…
Thế
nên, chúng ta có lúc ngộ nhận một sự việc nào đó cũng là chuyện bình thường, chỉ
những ai tưởng mình “biết tuốt” mới là không
bình thường(cười)! Đương nhiên, chúng ta cũng hiểu tâm sinh lý mỗi người
còn phụ thuộc vào sở thích, quan niệm sống và tùy kiến thức, nhu cầu của riêng
họ…
Sở
dĩ, chúng ta dễ dàng ngộ nhận hoặc gây ngộ nhận? Bởi, không phải khi nào con
người cũng đủ bình tĩnh, điều kiện hấp thụ kiến thức, kiên nhẫn soi xét sự
việc để nhận ra giá trị lẽ phải…nhất là khi một phần sự thật bị nhiều điều giả
dối che khuất và những ý đồ, âm mưu thường có kế hoạch xáo trộn lừa đảo lý do nguyên
nhân, mục đích...
Khi dùng cảm tính (một phần của ảo tưởng) để
xét đoán thì rất dễ nhầm lẫn. Và, khi một đám đông bị ngộ nhận khác nhau thì sẽ
tạo ra những thói đời nông cạn, xu hướng ích kỷ, chia rẽ đố kị…khiến con người
mất lòng tin, xã hội kém phát triển. Quá khứ lịch sử loài người cũng từng chứng
minh “đám đông không phải bao giờ cũng đúng”! Có thể, là vì người trí thức,
tinh hoa của xã hội không nhiều, hoặc nhóm quyền lực dùng “pháp trị” điều hướng…
Có
nhiều điều đơn giản cũng thường tạo nhầm lẫn, gây ngộ nhận:
- Những
lễ hội cúng tế, cầu phước, ban lộc thường được xem là “văn hóa” nhân gian (thật
ra, chỉ có định nghĩa văn hóa và vô văn hóa). Nhưng, khi giành dựt may
rủi số phận (nô lệ thần thánh) thì trở thành tệ nạn…một thói quen của hành động
đã tự xô lệch quan niệm giá trị nhân cách, xói mòn ý chí cao thượng (?)
- Bố
thí (hiến tặng) hay làm từ thiện (cảm thương) là văn hóa khiêm nhường, tha nhân
thiện cảm kính trọng và chia sẻ tình thương…chứ không không phải tâm
niệm ban ơn tích đức (?) hoặc lấy lòng tốt phô trương sự kiêu hãnh …
- Sự
thành công trong nghề nghiệp chắc chắn không phải do ông Tổ nào đó “chiêu đãi” (sự phủ nhận giá trị cộng đồng, khán giả ủng
hộ) Nếu mượn cớ tâm linh cá nhân để
tự quyền xây dựng điện thờ hoành tráng quá cầu kỳ tốn kém…thì chỉ là sự tuyên
truyền mê tín hủ lậu, hoặc có mục đích ghi danh mai hậu(!)
- Những
kẻ rêu rao kiến thức kỹ xảo làm giàu, hoặc học thuật “Kỹ năng mềm” của các nghành
nghề kinh doanh (tiền bạc)…thường chỉ là những công thức láu cá, định kiến
lừa phỉnh thời xã hội lạc hậu do chủ thuyết “con buôn” vẽ vời nhằm kiếm lời…Đó
luôn là thứ “định mệnh” rủi nhiều hơn may! Nó khác với giá trị thật về kiến
thức văn hóa, tâm lý học nhân sinh qua khảo luận sách vở của các học giả đã
từng thống kê, biên đạo…
-
Một nhà sư chân tu thường chỉ nghiên cứu phật pháp! Vì, khi xuất gia người ta
đã bỏ lại luyến ái, gia đình, đời sống tục lụy…thì đừng mong họ có đủ kinh
nghiệm, nhận thức để có lời khuyên đúng về các mối liên hệ cuộc đời mà ta đang
có trách nhiệm phải cưu mang (ngoài hai chữ “buông bỏ”).
- Người
có quyền hành mà phô trương quyền lực (đôi khi dựa vào đám đông)? Họ thường
không có khái niệm dân chủ, bất chấp lộ trình văn hóa mưu sinh và cả trình tự nguyên
tắc hành pháp…những điều tốt (nếu có) cũng sẽ mang theo hệ quả gieo tâm lý xã
hội hoang mang, mất niềm tin vào giá trị công bằng, nghi ngờ sự đúng đắn của pháp
luật!
Thường,
những lý do khiến người ta ngộ nhận là vì quá thực dụng quyền lợi cá nhân (ích
kỷ) hoặc bị áp lực trong điều kiện, hoàn cảnh nào đó? Và, cũng có thể khi một
xã hội chậm phát triển giáo dục, văn hóa nhân sinh…muốn hội nhập vào thế giới
văn minh, vẫn đang còn vụng về lúng túng bởi thói quen, tư duy lạc hậu khi sử
dụng phương tiện tiến trình hiện đại…
Hy
vọng ngày nay…thế giới hầu như không còn giới hạn về mặt thông tin(!) Sự ngộ
nhận sẽ dần sáng tỏ: Giá trị văn hóa phương
đông, phường tây chỉ còn khoảng
cách nhu cầu tinh thần (tình cảm), thói quen cũ. Bởi, tư duy truyền
thống và văn hóa sáng tạo đã có
lời giải đáp rõ ràng, nên ai cũng dễ dàng so sánh xã hội đời sống nhân sinh và sức
mạnh chính trị chuyên chính, thực tế chỉ nên dựa trên nền tảng dân chủ, phát triển công nghệ phương tiện khoa học…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét