Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Ngôn ngữ CHAT và viết BLOG...

Ngôn ngữ CHAT và viết BLOG...

   “Nhiều người hỏi tôi về cách nhìn nhận, đánh giá ngôn ngữ tuổi trẻ thời nay, thường sử dụng từ ngữ trong CHAT và viết BLOG…và cho rằng cách nói chuyện hay viết nhật ký đó không nghiêm túc, khó đọc…thiếu mạch lạc, văn chương kém…Vì vậy, Tôi cũng mạo muội tự suy diễn xem sao? Nó hợp lý đến đâu?”
  
   Trong “ngôn ngữ” mở rộng của loài người! Có nhiều cách thể hiện…Ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ: Âm nhạc, hội hoạ, nhạc, múa, ca kịch…v…v…
   Nhưng trong các địa hạt ngôn ngữ thể hiện ý tưởng, thường có những bản sắc khác nhau, phù hợp với tính cách và yêu cầu văn hoá, tập tục đó! Bởi nó liên quan đến không gian, thời gian và đối tượng nào để tâm tình, giao lưu…
   Ngôn ngữ viết cũng có những môi trường, ý niệm khác nhau: Ngôn ngữ văn chương, triết, lý luận, khoa học, chính trị, giáo dục, thông tin đại chúng…và đến hôm nay giữa thế giới “phẳng” điện tử...Chúng ta có thêm ngôn ngữ CHAT và viết BLOG…
   Lẽ đương nhiên cái gì thuộc về thói quen thì nó cũng trở thành nếp “truyền thống”văn hoá riêng cho lĩnh vực đó! Vì mọi văn hoá ngôn ngữ trên đều có qui ước, ranh giới, mục đích riêng...
   Ngôn ngữ thể hiện nào cũng cần đến nghệ thuật và không ai vội vàng lấy sở thích quan điểm, thói quen của mình ra để bảo rằng nghệ thuật này hơn nghệ thuật khác…chẳng qua, là khác mục đích, ý tưởng thú vị khác nhau… Tôi cho rằng không có ngôn ngữ nào mà không có văn hoá…chẳng qua, nó phổ thông không? thể hiện ở đâu? Không gian nào, đối tượng là ai mà thôi…
   Ngôn ngữ CHAT cũng hay sử dụng viết trong BLOG là ngôn ngữ mới hình thành tự nhiên do yêu cầu kỹ thuật, cá tính…thường dành cho tuổi trẻ, “ten”, @. Nhưng không có nghĩa là ấu trĩ…mà là nghệ thuật giao lưu “nhân gian” điện tử hiện đại mới! Không kém phần sâu sắc, ngộ nghĩnh, kịch tính nghệ thuật giản dị, nổi trội tính hài hước, thông minh dí dỏm…
   Nguồn gốc sử dụng các từ: thui (thôi), rùi (rồi), đoá (đó), lém (lắm), seo (sao?) ngọng nghịu…hay việt hoá tiếng Anh, ký hiệu toán học…v…v…đều cho ta một cảm giác tự nhiên, quen thuộc và lạ lẫm, bình dân và học thức, mở rộng từ ngây thơ đến hiện đại và hiện thực. Nhằm mục đích để giảm bớt tính nghiêm trang, tăng tính cách nhẹ nhàng hơn trong âm ngữ…Tôi có cảm giác điểm xuất phát ngôn ngữ phong cách, sắc thái đó! chuyển ý nguồn gốc từ văn hoá, ngữ điệu, âm vực, địa phương để nâng cao tính cách điệu…
   Nhiều người có quan niệm tư tưởng phân biệt đẳng cấp văn hoá do ngôn ngữ thói quen, phát âm…để đánh giá cao thấp từng vùng-miền, dân tộc…là điều hết sức phi lý đối với lịch sử, khoa học tự nhiên, phong thổ, tập quán…Bởi mỗi tập tính đều có lợi thế riêng ở mỗi lĩnh vực…
   Ngôn ngữ triết lý nhân sinh không có nghĩa là phải nhất thiết nói theo ngôn ngữ văn học, chính trị xã hội như nhiều người lầm tưởng…Vì đến hôm nay, người ta nhận thấy sự sâu sắc về minh triết cuộc sống nằm trong những tác phẩm tưởng như đùa…mang tính hài hước, thần thoại, võ hiệp…
   Tuy nhiên, cách sử dụng ngôn từ cũng nói lên quan niệm, mục đích, tính cách giao lưu ẩn chứa tâm tình của cá nhân mỗi người…Ngôn ngữ CHAT là ngôn ngữ hình thành tự nhiên theo phương tiện giao lưu thực dụng, vắn tắt…Nhưng, nếu biết cách sử dụng nghệ thuật diễn đạt thì có hiệu quả nhiều về mặt kịch tính và thường mang theo nụ cười giao duyên vừa ngây ngô vừa tinh tế…
   Vì vậy trong tương lai gần, nếu ai đó sử dụng ngôn ngữ trong các diễn đàn văn chương, ca kịch…thì cũng không có gì để ngạc nhiên!?..mà hãy nghĩ đó là sự hình thành nhu cầu tự nhiên…thôi!
    Điều quan trọng là ai muốn đọc và nghe…thì cần có một ít vốn liếng kiến thức ngôn ngữ phát âm của nhiều địa phương, tính ẩn dụ, khái quát hoá hoặc mượn ký hiệu qui ước…thì mới hiểu ý tứ “văn chương” CHAT hay BLOG của người đó..!
   Đối với tôi, các loại sách văn học, tiểu thuyết, chính luận, hồi ký...đọc đủ loại và khá nhiều. Nhưng, đâu dễ gì đọc được nhật ký (Blog) người khác! dẫu sao cũng thực thể, đa dạng tâm tư, nổi niềm...khó khuất lấp, che dấu, ít hư cấu hơn các nhà văn...nhìu.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét