Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Cách học nhạc với đàn guitar ( 1)

Cách học nhạc với đàn guitar…(Phần 1)

Mượn hình cô bé trên mạng để diễn cảm (Nhìn đàn đừng nhìn người nhen...)

    Sở dĩ, Tôi (@thenhan) cố viết bài này? Là vì, từ lâu rồi…có nhiều bạn trẻ than phiền: Học đàn “tuồn tuột” mấy năm, mà chơi không ra hồn (nhạc). Tập bài nào biết bài đó (rồi cũng quên). Lý thuyết thì nhiều, gây mệt mỏi dễ nản lòng….
   Hôm nay, Tôi (@Thenhan) có chút thư giản, tập làm siêng tạo ra một “giáo trình” gọn nhẹ! Nghĩ rằng: Các bạn thấy sẽ đơn giản hơn và “cảm động”, vui vẻ thong thả với trò chơi “đờn ca hát xướng”…

   Hy vọng với phương thức tuy có vẻ ngắn gọn, khiêm tốn nhưng rất rộng mở này…tiết kiệm được thời gian và đáp ứng đủ với mọi yêu cầu các đối tượng cần học nhạc (đàn)! Tôi chia làm 3 phần: Khái niệm, nhạc lý và cách chơi đàn guitar
    - Khái niệm ở đây…chỉ là câu chuyện hàm ý, thuộc loại gợi mở ra minh triết (thực tế) qua kinh nghiệm phiêu du nhẹ nhàng và kiến thức tò mò suy tưởng của cá nhân mình! Bạn có thể đọc hay không đọc? Nhưng, chắc chắn rằng những nội dung câu chuyện có chút “tài tử” đó…trao cho bạn sự dễ dàng và tự tin hơn rất nhiều!
    - Còn nhạc lý chỉ cần 15 – 30 phút rút gọn qui luật nốt nhạc, hợp âm…là nhờ dựa trên sự cấu tạo (dễ nhớ) khoảng cách, cung bậc guitar…bạn có thể yên tâm “ôm ấp” cây đàn không e ngại.
    - Phần cuối cùng là kỹ thuật chơi guitar để tìm say mê nhạc điệu. Miễn sao ru tình được mình, hút hồn hàng xóm hoặc ai đó (cười)…là OK!

   I/ KHÁI NIỆM:

  Đàn guitar là một sáng tạo tuyệt vời nhất mà ta từng biết. Vì nó là nhạc cụ đơn giản gọn nhẹ thích hợp với mọi loại hình âm nhạc! Cách học cũng rất ư là ‘nghệ sĩ”, không cần gò bó trong một nguyên tắc chiều hướng, thể loại âm nhạc riêng biệt nào đó. Điều tuyệt vời hơn là nó đáp ứng mọi nhu cầu, các điều kiện cần đủ…và quan trọng nữa, là có thể độc tấu tạo ra nhiều cung bậc, phân phối âm thanh đa dạng! Nhất là khi được cộng hưởng thêm hiệu ứng công nghệ điện tử. Nó cũng là “tác nhân” (cơ sở) đã tạo ra cuộc cách mạng âm nhạc quần chúng, đương đại ngày nay…

   Về mặt kỹ năng trình diễn: Nó cho phép ta sử dụng mọi tốc độ, vuốt, luyến, láy, rung, rê…tùy vào cảm xúc mô tả tình cảm với nhiều ngôn ngữ đặc thù không giới hạn! Vì vậy, người ta nói không ngoa: Khi bạn chơi đàn guitar người ta cũng đoán ra phần nào tính cách, tâm tình, quan niệm âm nhạc của bạn…

   Nhưng, cũng chính vì sự đa dạng âm thanh (kỹ thuật*), nên khi học chơi guitar…đầu tiên bạn phải xác định mục đích (ý muốn) sử dụng cơ bản về “trường phái” nào? Để có bước đi phù hợp ban đầu (kỹ năng* đặc trưng)…

   Trường phái chơi guitar thường được chia 2 loại: ClassicModern. Classic là kỹ thuật “truyền thống” chơi độc tấu (tự hòa âm) nhạc không lời, soạn riêng cho guitar…thường đòi hỏi kỹ năng nghiêm túc, nên cần rất nhiều thời gian ghi nhớ và luyện tập. Còn Modern là cách chơi “du ca” thông dụng để đệm hát, phối hợp hòa tấu với nhiều nhạc cụ trình diễn sân khấu khác…

   Người ta chỉ dùng đàn thùng (gỗ) cho Classic! Chơi Modern cũng có nhiều phong cách, đa dạng. Tuy khởi nguồn hoàn chỉnh từ Tây Ban Nha (tây ban cầm) nhưng, có lẽ người Mê Hy Cô cũng thích sử dụng cho âm nhạc của họ và thường chơi guitar thùng, kết hợp nhiều cây đàn hòa âm rộn ràng cả classic và modern (flamenco). Guitar điện tử được thiết kế ở Mỹ và rất thịnh hành toàn thế giới từ giữa thế kỷ trước (nhạc rock) thường phối hợp với dàn trống (jazz) hiện đại với 3 cây đàn guitar được sáng tạo kết hợp cho: solo (chạy nốt), acoustic (đệm hợp âm), bas (nhịp bas)…nghe hào phóng và mạnh mẻ.

   Thường người ta chơi bằng ngón tay (búng, móc) cho đàn thùng, gảy (phím) cho đàn điện. Vì vậy, kỹ thuật có khác nhau cho nhu cầu mục đích ra âm thanh khi chơi nhạc. Tuy nhiên, ngày nay người ta có thể dùng kết hợp với hai lối kỹ thuật một cách hài hòa, nếu chúng ta đã làm quen với chúng! Người ta cũng có thể điêu luyện biến cây đàn thùng gần như tương ứng với cây đàn điện khi kết hợp với “phơ” điện tử…

   Nếu bạn cần một lời khuyên (gợi ý). Tôi khuyên bạn nên sử dụng chơi Modern (Mô-đẹt) theo kiểu Flamenco ngẫu hứng…Vì bạn sẽ có sân chơi rộng mở, từ dân ca, thính phòng, cho đến nhạc trẻ, âm nhạc hiện đại. Với công (cách) thức đó…tạo cho bạn phong cách giản dị, tự nhiên, quyến rũ, phong độ bất kỳ ở nơi đâu (nếu bạn quan tâm đến tính cách). Và điều quan trọng là có rất nhiều tiết tấu và khoảng trống cho (cần) bạn sáng tạo và tự nó sẽ kết hợp nhạc lý một cách nhuần nhuyễn tự nhiên, không cần phải thuộc lòng đơn điệu…thường gây vụng về khi chơi một bài hát chưa biết hoặc còn xa lạ.

   Có một điều Tôi cần phải nói thêm nữa: Có rất nhiều nhạc sĩ và nghệ sĩ nổi tiếng thường không xuất thân từ trường lớp nào? Thậm chí còn cho ra đời những bản nhạc hay, làm nhạc công giỏi…mà không hề biết rõ về nhạc lý (thói quen cảm âm thính giác). Nghĩa là đối với nghệ thuật âm nhạc không có quan điểm định vị “không thầy đố mày làm nên”, vì nếu muốn học để vượt qua cái bóng (giới hạn) của “ông thầy” bạn phải nghĩ đến “học thầy không tày học bạn”và sau đó là sự sáng tạo “màu sắc” của riêng mình! Vì cá nhân đến với âm nhạc, để biểu diễn âm thanh nghệ thuật thường phụ thuộc nhiều về cảm xúc sâu xa của chính mình. Và sự hồn nhiên sáng tạo rất cần thiết để bay xa hơn kiểu cách bài bản, thuộc lòng…trả bài mãi là một học trò (!)
(còn tiếp…)
( Kỹ năng*= thành thạo; Kỹ thuật*= thao tác ngón tay (phải, trái)

P/s: Với bài viết “Cách học nhạc với cây đàn guitar”. Tôi (@thenhan) sẽ cố gắng, nhiệt tình trả lời những thắc mắc liên quan đến phương pháp và kỹ thuật…(tùy theo phương tiện).

4 nhận xét:

  1. HD ghi tên học với nha anh! Có lấy học phí không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có... vài viên kẹo Singum Doublemin là ok (ực...)

      Xóa
  2. Ko thuộc bài có bị quỳ gối ko ha Thầy ? ( nói trước để còn tính )

    Trả lờiXóa