Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Trò đùa ngôn ngữ...

Trò đùa ngôn ngữ…
(Học vấn vào đời…)



  Từ câu chuyện đề thi “tiếng Việt” phổ thông-đại hoc năm nay (2016) cũng sẽ cho ta một mệnh đề  học vấn. Và, nói đến chữ nghĩa là nói đến nền tảng giao lưu, học thuật…

    Chuyện xảo ngôn thường được đem ra “tếu táo”, diễn hài trên sân khấu mua vui thiên hạ…đôi khi, có được chức “danh hài”(cười)! Còn trò chơi chữ nếu dùng định kiến bảo thủ tư tưởng, khoa trương làm “thầy đồ” thiên hạ…thì khó mà trở thành văn chương thi vị, có giá trị nghệ thuật ?

   Một câu nói ngụ ngôn (ẩn dụ) luôn khác với một câu nói văn bản (định nghĩa)? Vì vậy, khi một câu thơ được trích dẫn phải có đầy đủ bố cục (tứ thơ)! Nếu không, nó có khả năng diễn giải theo kiểu “cục bộ” người mù sờ voi

   Đối với văn chương nghệ thuật (nhất là thi ca)…Không thể đem ngôn ngữ qui ước ra phân tích chữ nghĩa theo kiểu văn phạm tập viết (phạm vi giáo dục tiểu học). Bởi lẽ, cách diễn cảm tu từ (ý nghĩa) của người nghệ sĩ còn tùy theo bối cảnh, tâm trạng, tình cảm từ ý tưởng nghệ thuật của tác giả…mà cũng có qui ước (luật thơ) hay chút hình tượng cách điệu văn chương. Nên, đối tượng văn học chỉ thuộc về khảo cứu (cảm nhận)! Vì, không phải ai cũng cần học vấn thưởng thức một bài thơ giống nhau, dù tất cả đều mặc định đó là một bài thơ hay…

   Khi một nhà thơ đòi thống trị (kiểm duyệt) môt nhà thơ: Tội nghiệp cho Lưu Quang Vũ khi Phạm Tiến Duật (theo thông tin) đề nghị thay đổi “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”(nguyên tác) thành ra“Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa.” mới chịu xuất bản (?)Than ôi! Có lẽ, người ta có quan niệm (nghĩ) bùn là thứ “hôi tanh” mà không nghĩ đến một mệnh đề khác: Đầm bùn vốn là tạo hóa sinh ra, nuôi dưỡng cho một loài hoa sen đẹp đẽ, nên mới có giá trị cảm xúc thanh cao hơn…

   Trong bút pháp thần thái (Lưu Quang Vũ) đã quyện tròn ý nghĩa sâu lắng “tiếng Việt” với hình ảnh đậm chất quê hương mộc mạc: Sự liên tưởng ướt át mềm mại bùn đất ruộng đồng vất vả vẫn có bóng dáng lụa là mượt mà sang trọng. Vậy, mà người ta dám liều lĩnh đổi nghĩa hồn thơ bằng sự chấp vá đất cày cho lụa…và, văn tự thủ pháp mô phỏng (chỉnh sửa) đó chẳng hòa nhập gì với nhau, khiến thuật điệu bị lúng túng, lạc lõng thi ca (!) Để rồi mấy chục năm sau (bây giờ) lại sửa sai trả lại nguyên bản cho tác giả, thì lại bị thói quen “hiểu nhầm” từ định kiến do truyền đạt chữ nghĩa máy móc…

   Đối với ngôn ngữ nghệ thuật (văn chương, thơ ca) đem ra phân tích nghĩa chữ là một hành động thiếu khiêm tốn, không tự trọng …nhất là những tác phẩm có tính văn học (khảo sát)! Nếu ta không có năng lực (năng khiếu) về thơ ca thì đừng vội bình luận, chỉ nên tìm hiểu dạng ý đồ xuyên qua cảm xúc…Vì, thật khó mà giải nghĩa ca từ của Trịnh Công Sơn hay dễ dàng xác định nội dung tranh của Picasso…(có tính nghệ thuật trừu tượng)?

   Sự học là không ngừng! Nhưng, không có nghĩa là rêu rao “học, học nữa, học mãi”(?) mà không luận học để làm gì? Thực tế, chỉ nên học theo năng lực với những gì bạn cần, và đừng để không mãi là một học trò! Thường, ở đời…những người luôn rao giảng một lẽ phải duy nhất, là họ đang bị ngộ nhận hoặc bế tắc về hạnh phúc của chính họ….

   Người ta hay để ý điều bất cập mà quên đi: Sự lộng quyền vượt qua giới hạn năng lực nghề nghiệp, mới chính là yếu tố phi giáo dục!?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét