Chiến thuyết trận?
(trò chơi chiến tranh...)
Lúc bé các cu cậu đã thích trò chơi chiến tranh (uýnh lộn), còn các bé gái dùng bạo lực chỉ khi nào có liên quan đến chuyện dành dựt...búp bê (cười)!
Nhưng, trò chơi chiến tranh của trẻ em thường kết thúc hòa bình trong dĩ
vãng, kỷ niệm thời bé con! Còn chiến tranh của người lớn luôn chứa đầy thuyết âm
mưu cùng sự bạo tàn và để lại lịch sử nhiều ký ức tăm tối…ý nghĩa (nếu có) còn xót
lại duy nhất là chủ nghĩa anh hùng(?)
Chiến tranh là một phần của lịch sử thế giới!
Cuộc chiến lớn đã có từ khoảng năm 1475 trước Công Nguyên, (trận Megiddo : Quân Ai Cập đánh nhau với liên quân Canaan-Kadesh-Megiddo- Mitanni ).
Nghĩa là nhân loại đã trãi qua 3500 năm rồi vẫn luôn chơi chiến tranh và sẽ
không bao giờ kết thúc, trừ khi mệt mỏi tạm thời hòa hoãn, ngơi nghĩ…
Các
học thuyết chiến tranh thường được đưa
ra nhiều nguyên nhân với những lý do tưởng chừng rất đơn giản về bản năng, tâm
lý, hoàn cảnh...nhưng, không hề dễ hiểu đối với đạo đức học để thông suốt nhận ra thiện và ác:
- Chiến
tranh tôn giáo (chủ nghĩa tôn giáo)
- Xâm
lược, chiếm đoạt kinh tế (chủ nghĩa thống trị, chủng tộc)
- Xung
đột giai cấp, hệ ý thức chính trị (chủ nghĩa Mark)
- Xu
hướng quân sự hóa chính trị, kinh tế (chủ nghĩa đế quốc, dân tộc)
Nhìn
lại lịch sử: Sau khi kết thúc đệ nhị thế chiến (1945) thế giới đã chia làm hai
thái cực phe phái (hệ ý thức chính trị) thường gọi nôm na là chủ nghĩa tư bản và cộng sản…Nhưng, đến năm 1975 đã dần hình thành chiến thuyết trận
thế “chân vạc”: Mỹ-Nga-Trung…như một thế trận phân tranh giới hạn để tránh bị
xụp đổ, diệt vong. Có thể họ nhận thức rằng: Chẳng có quyền lực, đế chế độc tôn
nào được tồn tại lâu dài (!)
Rất dễ nhận ra công cuộc cải cách
kinh tế của Trung quốc (1978) được thành công có sự bằng lòng “đi đêm” của Mỹ. Và,
đến năm 1991 nước Nga cũng đành chấp nhận thay đổi thể chế (Liên Xô xụp đổ) để
được phát triển và tồn tại trên thế giới như một đại cường quốc…
Trong ba cường quốc thì: Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh và dân trí (hợp chủng quốc) phát triển văn minh, Nga có diện tích rộng lớn và có địa thế lịch sử truyền thống đấu
tranh lâu dài, Trung quốc lại có được một nền văn hóa đặc biệt bền lâu với dân
số đông đảo! Còn lại những nước nhỏ (nhược tiểu) tùy theo địa chính trị, nhu
cầu quân sự mà trở thành (hoặc chủ động) một phần quân cờ vận mệnh trên bàn cờ lớn…
Ngày nay, các nước lớn hiểu rằng sức mạnh quân sự là bí mật để chiến
thắng một cuộc chiến bất đắc dĩ, hoặc chỉ dùng hạn chế kiêu binh vượt "lằn
ranh đỏ", chứ không có hiệu quả cho đường lối (tâm lý) chính trị…chỉ những nước biết rõ mình
yếu thế, mới dùng luận điệu chiến tranh tâm lý khoe khoang (hù dọa) sức mạnh, thiết bị
quân sự (?)
Ngoài
ra, với sự phát triển rộng rãi của vũ khí hạt nhân…kẻ thù nguy hiểm của thế
giới là chủ nghĩa khủng bố cực đoan, hay vị trí thế lực của một gã độc tài (tâm
thần) nào đó đang cố tình tồn tại ngoài vòng kiểm soát của liên hiệp quốc. Mặc dù,
Liên Hiệp Quốc hiện nay...mới cũng chỉ là bàn đàm phán "tam cường, ngũ bá" về luật lệ quốc tế, một sự giới hạn
“mềm” nào đó có tính đồng thuận, hoặc hiệp ước phân chia kiểm soát lợi ích (?)
“Diễn
biến trật tự thế giới đang đến hồi gay cấn đầy cạm bẫy? Nhưng, so với Nga,
Trung…người Mỹ hòa nhập văn hóa thế giới nhanh hơn, họ linh động biến chuyển điều
chỉnh chiến lược chính trị, âm thầm phát triển khoa học kỹ thuật và đã nghệ
thuật hơn trong văn hóa ngoại giao. Vì vậy, họ luôn biết cách chờ đợi sự háo
thắng của kẻ khác hơn là cố ý tạo ra một thế chiến thứ ba…” !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét