Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Ca khúc da vàng?

Ca khúc da vàng?
(Suy tư…)


   Tháng 4 cũng là tháng kỷ niệm (2001) nhạc sĩ Trịnh Công Sơn "về lại cuối trời nhìn mây trôi..."(Phôi pha)!

  Trong đời sống âm nhạc, trên sân khấu, báo chí…thường thấy người ta nói (ca ngợi) về Trịnh Công Sơn với những ca từ trong tình khúc âm nhạc! Đôi khi, họ còn gá nghĩa thêm những câu chuyện tình lãng mạn, đung đưa bóng hình nhan sắc cố nhân như để phụ đề, minh họa đời tư khai phá cội nguồn tác phẩm…

  Có ai dám chắc bao nhiêu phần trăm sự thật (?) Vẫn biết người đời cảm hứng bút mực (bàn phím) khoa trương luận bàn, thiên hạ thích thú đồn thổi vu vơ. Nhưng, thôi kệ…sự cường điệu hay phỏng đoán những  giai thoại (nếu có) âu là lẽ tự nhiên của óc trừu tượng thăng hoa nghệ thuật! Thông tin xã hội hiện trạng hình như...cũng phần nhiều kích thích tò mò, đắm đuối với những “người nổi tiếng” (cười)?

   Thực tế, những ai (kể cả người nước ngoài) khi quan tâm hoặc cần tìm hiểu tí chút về âm nhạc Việt đương đại, thì đều biết một vài ca khúc của N/s Trịnh Công Sơn! Bởi, ông là người nỗi tiếng được vinh danh với tác phẩm “Ca khúc da vàng” cho Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới (World Peace Music Awards) công bố trên trang web của WPMA (2001) sau khi vừa qua đời...

   Giới mộ điệu học thuật nhắc đến Trịnh Công Sơn là nghĩ đến dấu ấn âm nhạc “ca khúc da vàng” đã khắc họa vô cùng sinh động hiện thực cảnh đọa đày, chiến tranh tàn phá ...hơn là những bài hát trừu tượng tình khúc, nhạc cảm tự tình yêu đương (?) Mặc dù, văn chương thi ca cũng có yếu tố quan trọng làm nên tác phẩm lớn. Nhưng, không có nghĩa phân biệt so sánh lối văn chương trí thức với bình dân, hoặc phô diễn đẳng cấp giá trị triết lý cao siêu như các “tín đồ” thường cách điệu, hóa tưởng…

   Khi nhìn về nghệ sĩ? Không nên thần tượng hóa tài năng (sở thích) hoặc quá cầu toàn khi xét nét cá tính, đời tư (hoàn cảnh) của họ…mà chỉ cần phiêu du trên nghệ thuật tâm tình và đọc tư tưởng trầm lắng ý niệm những gì họ muốn nói! Thực ra, nhận thức văn chương ước lệ là điều cũng không đến mức khó hiểu, hoặc xem ngôn từ qui ước là đơn giản phù phiếm? Ca nhạc sĩ dân ca Mỹ Joan Baez đã ví ông như một Bob Dylan của VN. "Không ai khác có thể miêu tả hay hơn nữa những cảm xúc trong trái tim người Việt nam..."

   Thực ra, người ta sẽ dễ dàng nghe thấy tiếng hát người “da vàng” vọng lại từ hàng trăm năm trước (khi bị phương tây đô hộ) thức tỉnh dân trí, và rồi lại tiếp tục mang theo âm điệu chống chiến tranh (hệ ý thức) vang lên như hồi chuông báo kinh khổ (tên một ca khúc Trầm Tử Thiêng), trong sâu thẳm lòng tự tôn có chút gì đó âm u, bi hùng lẫn đứt đoạn trầm mặc! Lời hát hiện trạng dâng quê hương như mặc niệm trong khói lửa chiến tranh: Một bức tranh hào hùng do chiến tranh đem lại bao giờ cũng  thực tế  một cách phũ phàng, bi lụy đến mức phi lý mỏi mòn…
    "Ru con, ru đã hai lần
     Ôi tấm thân này ngày xưa bé bỏng
     Mẹ mang đầy bụng, mẹ bồng trên tay
     Hò ho ho hó ho hò, sao ngủ tuổi hai mươi?"... (Ngủ đi con-TCS)

  Tình khúc phản chiến được tồn tại giữa hai lằn đạn cũng đã là điều khá may mắn của sử thi! Tính nhân văn đã ươm mầm, khơi nguồn đâu đó trong những con người tưởng chừng như chủ chiến? Do đó tác phẩm vẫn được phổ biến và thịnh hành rong ruổi trong cơn lửa đạn giữa thời mê ngộ…
   Ôi cái chết đau thương vô tình 
   Ôi đất nước u mê ngàn năm
   Em đã đến quê hương một mình
   Riêng tôi mãi âu lo đi tìm..." (Người con gái Việt Nam da vàng- TCS) 

   Sự thật, “Người nô lệ da vàng ngủ quên trong căn nhà nhỏ, đèn thắp thì mờ. Ngủ quên, quên đã bao năm? Ngủ quên không thấy quê hương...” không chỉ là số phận của riêng người dân Việt? Hầu hết những cộng đồng châu á da vàng (Nhật, Trung Hoa, Hàn quốc, Campuchia, Lào, Philippin, Malaysia, Indonesia…) cũng đã thấy được đoạn trường lịch sử chia rẽ huynh đệ tương tànnỗi niềm xót xa cảm thán (!) Vì, suy cho cùng: Cuộc chiến chủng tộc (phát xít Đức) hay cuộc chiến đấu tranh giai cấp (cộng sản Nga) cũng chỉ là học thuyết âm mưu chiến tranh chính trị, phân hóa xã hội để “thâu tóm thiên hạ” bắt nguồn từ tham vọng thống trị được truyền bá tư tưởng của “người da trắng”…nên chính họ hiểu ông (TCS) muốn nói gì hơn ai hết (!)

   Tất nhiên, (may thay) ngày nay bước vào thế kỷ 21...thế giới đã có nhiều chuyển biến hành trình chính trị dân chủ! Khoa học phát triển cũng khiến tư duy ít nhiều thay đổi để tạo ra nền văn minh mới? Quyền tự do không biên giới của xã hội văn hóa phương tây có cái nhìn thực tế nhân bản hơn! Các chủ nghĩa cực đoan  dần tự hủy hoại do giáo dục, sẽ hổ thẹn thụt lùi vào xã hội dĩ vãng ấu trĩ…

   Các bài hát trong “ca khúc da vàng”? Hy vọng tương lai chỉ còn là kí ức hoang vu vào thời quá khứ lầm lỡ, đang cố quên lãng để đợi chờ lòng người thức giấc tái sinh màu xanh tương lai mới! Nếu, tình yêu là giai thoại nguồn sống thi vị của mỗi người, thì lý tưởng xã hội lại là điều thực sự cần có một tấm lòng theo quan niệm “hồn nhiên” của người nhạc sĩ:
    “Chúng ta đã đấu tranh. Đang đấu tranh. Và có thể còn đấu tranh lâu dài. Nhưng tranh đấu để giành lại quyền sống, để làm người, chứ không để trở thành anh hùng hay làm người vĩ đại. Cõi người từ khước tước hiệu đó...”(Trịnh Công Sơn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét