Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Nỗi niềm bóng đá...



Nỗi niềm bóng đá…
(Hic!!!)

  Người ta hay gọi bóng đá là môn thể thao “vua”(?) Điều đó cũng phải…dù có vẻ hơi khiên cưỡng, có chút trào lộng theo kiểu ngôn ngữ quảng cáo kinh doanh…

   Tất nhiên, túc cầu là một môn thể thao thi đấu đồng đội, có nhiều cầu thủ, sân chơi lớn và hẳn cần đông đảo khán giả! Vì thế World Cup làm “gây sôi động toàn cầu” và có thể trở thành hiện tượng “ngày hội lớn nhất hành tinh” thì không có gì ngạc nhiên? Sự quốc tế hoá thi đấu, cộng thêm sự phát triển công nghệ hình ảnh cũng khiến môn thể thao đó nâng tầm giải trí, mở rộng giao lưu, kiến thức văn hoá tên tuổi của nhiều quốc gia trên thế giới…
  
    Phải chăng ai cũng “yêu”và thưởng thức được bóng đá? Chắc là không rồi…vì một “nửa thế giới” vốn khác nhau: Bởi, thường lúc nhỏ...trong lúc bọn con trai khoái chạy nhảy đá banh, thì con gái chỉ thích đu đưa búp bê mê mãi...(cười). 
   Trong số những người tự hào "ăn ngủ với bóng đá" cũng có nhiều lý sự, triết lý sở thích khác nhau: Từ hào hứng cấp độ lĩnh hội nghệ thuật thi đấu thể thao cho đến mê muội nhu cầu cá độ, thói quen vui chơi tập thể, giải trí cộng đồng, phong trào thời thượng….và đương nhiên, những cái gì thuộc về “thời thượng” thì phần lớn đối với người nghèo (thời gian và tiền bạc) đôi khi chỉ là xa xỉ…

    Phải chăng bóng đá là số 1? Không hẵn…những nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng có đẳng cấp bóng đá thế giới và nền kinh tế vượt trội, nhưng họ không xem đó là môn thể thao “vua”…dù bóng đá vẫn thường có trong môn thể dục học đường. Có lẽ, do một phần tính cách đa phương hay tư duy "văn hoá độc lập" sở thích?

   Nhưng, phải thừa nhận rằng bóng đá là môn kết hợp rất nhiều yếu tố hấp dẫn ảnh hưởng tới cục diện thi đấu: Tài năng kỹ thuật cá nhân cho đến chiến thuật đồng đội, chiến lược, đấu pháp…bao gồm cả thể lực, tinh thần và khả năng phấn đấu! Nên đôi khi, bóng đá lại hé lộ ra lề thói, tính cách, năng lực, văn hoá của một cá nhân, dân tộc, quốc gia hay vùng miền nào đó (hic)! Bởi, trong nhịp điệu “văn hoá bóng đá”…nó có đầy đủ cung bậc cảm xúc để thể hiện: Hỷ, nộ, ái, ố…khiến trái bóng dù vô tư, nhiều rủi may thắng thua cũng đành làm cho bên này vỗ về “ngẩn cao đầu”, hay bên kia phù phiếm ngợi ca  …

    Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt tên những phong cách và lối chơi bóng đá: “Trình diễn”của người Anh, “hào hoa” Pháp, “kỹ thuật” Braxin, “Bền bỉ” Đức hoặc các đấu pháp theo thói quen: “Bùng nổ” của Ý và Achentina, “cơn lốc” Hà lan…và mới đây người ta thấy cách chơi bóng có tính kỷ luật và khoa học của Mỹ…

   Chính sự đa dạng và kịch tính vốn có của môn thi đấu bóng đá…nên cũng có vô vàn lý lẽ tư tưởng thành bại. Vì vậy, nếu như ai đó thiếu tinh thần thể thao, hạn hẹp về “triết lý bóng đá”, chỉ biết phấn khởi lồng ghép chính trị, thiên vị “ý thức hệ”chủ nghĩa, cực đoan dân tộc, “màu cờ sắc áo” thì khó mà quan sát, thưởng thức được hết giá trị đỉnh cao của nghệ thuật thể thao cống hiến…ngoài cái sự: Cảm giác hồi hộp theo kiểu cá độ, ganh tị thắng thua “phe anh, phe tui”!

   Tuy nhiên, có những môn thể thao thi đấu có hên xui thì cũng khó vượt qua đẳng cấp. Thể hình, thể lực và tư duy văn hóa, truyền thống kỹ thuật...thì người châu á khó vượt qua người châu âu trong dài hạn...
    Tất nhiên, người ta có quyền mơ ước cao hơn hiện thực. Hoặc chỉ thích đàm luận hí ngôn khi "trà dư, tửu lậu..."

3 nhận xét:

  1. Cat này mù tịt bóng đá...lại không thức khuya, Mê cá độ lại sợ...
    Thế là chả biết gì. nhiều ki xem mấy ván cuối cũng hồi hộp lắm @thenhan à. đừng cười bà lão nghe!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, còn hồi hộp là ...tim còn tốt đó nhen! (nháy mắt)

      Xóa
  2. Thanh Thuỷ ơi!
    Hic...cái còm của Thuỷ bị ...@TN vô duyên lỡ tay xoá mất!
    Thế Nhân thỉnh thoảng vẫn ghé "nhà" đó chứ! Nhưng thấy ...Nàng chủ nhà lúc vui lúc buồn, khi hờn khi giận (nháy mắt)...nên đâu dám hé môi (cười). Bài thơ "Mơ về thiên thu" của Thuỷ có ý tưởng hay thiệt...
    Mượn bóng đá...nói chuyện thiên hạ chơi đó mà!
    ( Lời còm của Châu Thanh Thuỷ:
    Mất tích đâu lâu thế bạn ơi! Qua xem bạn có đàn hát bài nào không mình nghe với. Còn bóng đá thì nói thật là mình mù tịt, không biết gì cả. Nhưng nếu xem thì mình cũng biết thế nào là ném biên, phạt góc, sút phạt, sút xa...Và cũng phân biệt được đâu là cầu thủ, đâu là thủ môn, đâu là trọng tài chứ không đến nỗi gì nhầm lẫn lung tung Binh Tran à.)

    Trả lờiXóa