Gánh nặng tuổi thơ
(Thay
cho lời tâm sự cha con)
Hằng năm, mùa thi lại về…
Cứ sau 12 năm luyện đèn sách, những đứa trẻ
hồi hộp bước vào phòng thi. Khiến ngành giáo dục đầy quyền năng cũng tưởng rằng:
Họ đang sắp sếp số phận, qui hoạch phận người mưu sinh (cười)!
Nếu chỉ có “60 năm cuộc đời” thì mất hết hơn
1/3 đời sống lục đục học hành thi cử?
- Ê…ông không thấy trường nào cũng treo “Học
nữa học mãi” à…?
Trời! Câu này dành cho ai muốn tự chủ cuộc đời, hoặc
cho những kẻ thích làm “thiên tài” vấn đáp! Không lẽ cả đời chỉ làm học trò?
Chắc họ treo nhầm…
Cách
đây hơn 20 năm, tôi cứ ngỡ những đứa con mình sinh ra đời hôm nay, trong điều
kiện đất nước không còn chiến tranh, và giữa một nên kinh tế đang “đổi mới”
phát triển từng ngày, sẽ không còn sợ đói nghèo. Nghĩ vậy, nên lòng đầy hy vọng
rằng: Tuổi thơ của chúng nó sẽ may mắn hơn! Được có nhiều cơ hội hạnh phúc, vui
chơi học tập bên cha mẹ, bạn bè với tương lai rộng mở…
Nhưng
không phải vậy! Sự học đã làm cho “đầu tắt mặt tối” khi chúng lao đầu vào học.
Những lúc rảnh rỗi muốn đưa con đi chơi xa thì chúng lại loay hoay với các bài
tập ở trường. Tưởng con mình chậm chạp nên tổn phí thời gian học…nên tôi tranh
thủ vào dịp hè truyền cho chúng vài phương pháp luận: Hệ thống cơ bản toán học,
qui cách vấn đáp, gợi ý xây dựng quy nạp các môn học kỳ…để còn khoảng dư
thời gian tập cho chúng chơi âm nhạc và hội hoạ, thêm nghệ thuật vận động giải
trí tạo tình cảm kỷ niệm, kí ức thiện ý gia đình.
Nhưng
không đơn giản, chúng còn phải học thêm “phong trào” và nhiều môn “học thuộc
lòng” khác nữa…vì chúng muốn có bằng khen giỏi để khoe, có phần thưởng số
(quyển vở) nhiều hơn bạn bè, mà chính là tiền phụ huynh phải đóng góp. (Hic, nợ
thầy cô chữ nghĩa đã đành, nợ thêm cha mẹ phần thưởng…)
Tôi
có vẻ ái ngại:
-
Thì, học sinh “tiên tiến”(khá) cũng được rồi?
-
Không… nhiều học sinh giỏi lắm Ba à!
Tôi
cũng ngạc nhiên? Đành ậm ừ cho qua chuyện của con cái và chuyện riêng của nhà
trường. Ôi, “Học làm người” mưu sinh sao mà khó quá! Lấy tuổi thơ “hồn nhiên”ra
mà phấn đấu so sánh đẳng cấp? Bởi, “cơ chế” đánh giá lực học đã thể hiện rõ
ràng sự phân biệt từng nhóm đối tượng học sinh loại 1,2,3…chắc chẳng còn đâu
cái tình học trò giúp nhau tiến bộ? Có lẽ…người ta nhầm lẫn giáo dục ganh đua ở
học đường giống với sự cạnh tranh “mạnh được yếu thua” ích kỷ ngoài xã
hội? Trong lứa tuổi học sinh mà cũng hình thành nhóm giai cấp “IQ” (trí thông minh)…
Nhưng,
chưa hết! khi dạy con học giỏi cũng là một sai lầm...
-
Ba à…cô con nói con phải đi thi học sinh giỏi cấp thành phố…
-
Ủa, mới lớp 3 mà cũng thi thố “tài năng” à?
-
Cô nói…con phải đi học thêm toán nâng cao ở trường ạ!
-
Ờ, thì đi cho khỏi mất điểm “thi đua” thầy cô!
Tôi
nghĩ chắc chỉ là phong trào thi đua, gợi hào hứng kích thích học tập. Ai dè thi
thật! Những bài toán nâng cao được dạy cách giải đơn giản “vượt rào” khiến lũ
nhỏ tưởng mình thông minh hơn bạn bè cùng lớp. Hic, nhưng khi xem lại mới thấy
chẳng qua là một số bài toán “đánh đố” mở rộng (suy luận) nằm trong chương
trình hạn hẹp lớp 6 (lớp 4 tương đương 7; Lớp 5 tương đương lớp 8)…mà lẽ ra
chúng nó có thể vừa chơi, vừa học một cách khoan thai đợi lên lớp trên học (sử dụng) cũng
không muộn.
Sự
bận bịu học hành thi cử ưu tư trí não, khiến tôi lo âu…sợ nuôi con thiếu kỹ năng sống, vụng về chậm khôn lớn, khan hiếm kỉ niệm thân thương bạn bè, khó
thành người thảnh thơi! Lo cho tham vọng ảnh hưởng sức khoẻ, tư duy…ái ngại cho
cả thành công và thất bại. Sợ và tiếc cho tâm hồn trẻ thơ vắng hồn nhiên, tâm
tình cạn kiệt! Ngại những bố mẹ chạy theo “tập quán” tự hào nhất
thời…hiểu lầm hai chữ “thông minh” nên la mắng, thiên vị, hắt hủi vì những
tưởng con mình thiếu “thần đồng” chiếu cố học đáp…
Họ
có biết đâu…những đứa con của tôi bị nhà trường đặt gánh nặng lên hai vai suốt
cả thời niên thiếu. Học đường đã vô tình nhồi nhét…làm tâm tư chúng nó trở nên
nặng nề cho mỗi giai đoạn dành dựt thứ hiệu danh dự hão huyền “học sinh giỏi”:
Lao đao, xông xênh, hồi hộp thi vào trường chuyên lớp 10, mất ngủ vì thao thức
chen lấn, bước khập khễnh lên các nấc thang mệnh danh đại học, thạc sĩ…
Đã
bao năm rồi “cải cách giáo dục” vẫn lẫn quẫn dạo chơi quanh co. Những thay đổi phù
phiếm tái tạo sách giáo khoa, những phương án dự thảo “xã hội hóa” được nội suy
độc quyền cá nhân, hỗn mang thiếu quy trình luận cứ, tâm lý thuyết phục, khiến
não trạng học sinh hoang mang, lúng túng...Những lời nói khoa trương về giáo
dục thường sáo rỗng, đối phó dư luận(?) Thiếu tôn trọng hay cực đoan trong sư
phạm cũng đã là phi giáo dục (!)
Nhìn
lại mới thấy đâu đó…tuổi thơ đâu chỉ phải no đủ, lên xe xuống ngựa có người đưa
đón học hành mà gọi là sướng? Cái trách nhiệm chữ Hiếu thời nay bị rao giảng,
áp lực đạt mức “vĩ đại”hơn xưa nhiều lắm! Gánh nặng đó đâu chỉ công ơn sinh
thành thuần túy tự nhiên, dưỡng dục tốn kém đời thường, học phí nặng nề…mà còn
lo âu cộng thêm những tờ giấy khen “học sinh giỏi”nhẹ hều dán đầy lên tường
khoe khoang, sao được gọi là hồn nhiên? Quả là làm “con trẻ” khổ nhọc tâm tư và dễ tổn thương số phận hơn
người lớn tưởng tượng rất nhiều…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét