Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Háo danh...



Háo danh
(Tham luận…)


    Thành thật mà nói: Ở đời…với người bình thường ai cũng có ước mơ, mong muốn mình được xinh đẹp, giỏi giang, có tài năng nhĩnh hơn người khác? Dĩ nhiên, đi đôi với sự nổi tiếng luôn có khát khao danh vọng kèm theo. Và khó mà phủ nhận đó là mục đích, động lực để phấn đấu trong đời của mỗi một người! Vì vậy, người ta đành phải thừa nhận điều đó cũng nằm trong định luật tâm lý cạnh tranh, một phần của triết lý sinh tồn…rồi  trở thành chuyện bình thường, điều tất yếu hoặc cái gì đó thuộc về lẽ tự nhiên.

   Tuy nhiên, ta không nên nghĩ cái ngôn từ chỉ định “háo” danh cùng nằm trong ý nghĩa dễ hiểu kể trên? Vì  sự “khát”chỉ khiến cho ai đó có thể liều lĩnh uống bất kỳ loại nước “giải khát” mất vệ sinh nào mà không hề suy xét đến sự nguy hiểm, bệnh tật. Sự tham danh vọng thường kèm theo bản chất ngông cuồng, bảo thủ do trí tưởng tượng, lòng tham tạo thói quen lấn lướt liên quan đến cái danh phận hảo (huyền)…

   Tuy vậy, tính háo danh hay lòng đố kỵ nếu nương nhẹ…chỉ là một phần tâm lý sai lầm nhân cách hay cảm tính hẹp hòi thiếu bao dung. Nó chỉ phát triển tật xấu hiện hữu trong điều kiện có môi trường lợi lộc cá nhân! Và chắc chắn tâm tính nông cạn đó…cũng chưa phải là tệ nạn xã hội bằng những hành vi kém văn minh về: Cư xử, trật tự, vệ sinh và các tác động nhũng nhiễu, bạo lực liên quan đến danh dự, xúc phạm nhân phẩm con người…

   Có vài bài báo bình luận xã hội căn cứ vào các hiện tượng và hình thức để suy đoán…kết luận: “Người Việt có tính háo danh”…mà phần lớn lại quy kết cho nhóm người: Quản lý xã hội, trí thức, doanh nhân và nghệ sĩ ? Điều này, có thể chỉ đúng với những đối tượng đang hoạt động với cơ chế quản lý quyền lực một chiều, hay chế độ đãi ngộ, ưu tiên lý lịch, bằng khen…thì còn có một chút luận cứ mà dự đoán! Nhưng, thực ra nhóm người trên vốn đã có chức danh xã hội và đã là người công chúng biết đến nhiều…thì nẩy nở tâm lý nghề nghiệp, nhu cầu nổi tiếng cũng là chuyện bình thường!?

   Thực ra, tôi không có ý phủ nhận những hiện tượng háo danh trong nhóm đó là có thật!! Nhưng, tôi cho rằng mọi hiện tượng chỉ thuộc về tính cách giai đoạn, phong trào (văn hóa cực đoan) chứ không phải bản chất thật của con người bất kỳ ở nơi đâu, dân tộc nào!? Ngay cả những thói xấu cố hữu của loài người cũng chỉ xuất hiện ở nơi có điều kiện (môi trường) thuận lợi hoặc xu thế bỉ cực (hoàn cảnh)…

   Hơn nữa, đúng theo nghĩa lý luận thì người ta chỉ gọi “tên háo danh” khi người đó có tính cách chảnh chọe, hình thức văn hóa ồn ào, phô trương quyền lực…Có nghĩa là người ta chỉ xem loại người háo danh khi kẻ đó không đủ năng lực, xứng tầm với danh tiếng, nghề nghiệp, chức vụ, bằng cấp mà họ vẫn cứ đang lì lợm vươn lên đảm nhiệm. Hẵn nhiên, phải loại trừ những kẻ bị tình thế “phóng lao nên đành theo lao”…

   Sự háo danh hay cái danh hảo (ngọt)…thường biến thái ra tính khí tự tôn nên ít để ý hoặc xem thường danh dự và lòng tự trọng. Sự thiếu hụt đạo đức tôn trọng người khác đã tự sinh ra lòng đố kỵ và nuôi dưỡng giả dối! Thói xấu đó rất dễ hình thành ở những nơi có đẳng cấp xã hội, vị trí thừa hành pháp luật và nhất là những ngành nghề được chính quyền bảo hộ bao gồm các cơ quan kiểm soát kinh tế, an ninh chính trị, truyền thông, y tế, giáo dục…Và ngay cả sự “hiếu học” đôi khi cũng bị xếp vào loại người hiếu(háo)danh (?) Còn những người bình thường: Sự háo danh chẳng qua là bức ảnh “tự sướng”để yêu mình. Hoặc thích khoe khoang (học vấn, tiền bạc, chức tước) chỉ là sự vụng dại, thiếu tế nhị, kém khôn ngoan trong giao thiệp ứng xử mà thôi (!)

      Chương trình “Vietnams’got talent”, “vietnam Idol”…chỉ một Game show giải trí truyền hình. Và nó lại chính là một thí dụ kiểm tra, thử sức háo danh! Một chương trình đạo diễn tâm lý đã “đánh” trúng xu hướng nhóm người có sở thích ham vui và nhu cầu háo danh (nổi tiếng) của nhiều người trẻ tuổi.  Và nơi sân khấu đó…phần lớn chúng ta dễ nhận ra sự bi hài, ngây thơ của các thí sinh được lồng vào kịch bản (câu view) của ban giám khảo nằm trong ý đồ của nhà tổ chức…

    Nhưng, ở độ “tuổi đời mênh mông” ấy! Còn thích ham chơi, ru đời mộng mị là điều dễ hiểu và cùng lắm là sự “háo danh”bằng cảm tính, chỉ  đến mức ngô nghê(?) Có trách? Là trách những người mượn khoa “tâm lý học” trò chơi…Họ đã cố tình “kinh doanh” kích thích sự tự tin đến mức hài hước, ngộ nhận và dụng ý phơi bày sự háo danh để “dụ nai”, xúi dại…Hệ quả, cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến giá trị thật và có thể giảm bớt phẩm chất nguyên thủy lòng tự trọng (tâm lý) của các em sau này(!)

   Háo danh không phải là bản chất thật của người bình thường! Sở dĩ, hiện tượng háo danh “bùng nổ”trong môi trường sống đó…là bởi, người ta nghi ngờ cuộc đời này còn bị phụ thuộc nhiều vào sự may rủi, đỏ đen hơn là năng lực (talent)? Và tưởng rằng ai cố học giỏi cũng thành thần tượng (Idol)? Ngoài ra, quan niệm “háo danh” chỉ hình thành khi người ta thấy một vài vị trí lãnh đạo xã hội thiếu sức thuyết phục, người đại diện văn hóa, nghệ thuật không đủ tài năng, dung nhan …để chứng minh giá trị đặc biệt hơn người khác? Từ quan điểm (nhìn thấy) như thế! Người ta xuề xòa kết luận: Biết đâu…hú họa ta cũng có thể được đứng-ngồi-nằm vào vị trí danh “hảo”đó…!?

  Xu thế (giai đoạn)xã hội (hoàn cảnh) và tư tưởng con người hiện nay đang quá lệ thuộc (nô lệ) vào  kinh tế và chính trị. Và thực tế là chúng ta đang sống trong một xã hội có xu hướng mọi thứ đang bị đồng hóa quyền lực với đồng tiền! Vì vậy, những nơi có danh vọng và sự nổi tiếng cũng là phương tiện hoặc là sàn đấu giá của những kẻ có máu bán buôn lợi dụng. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường vẫn còn giới hạn, độc quyền. Sự hạn chế tự do cạnh tranh công bằng và bình đẳng trong sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng…thì lỗi lầm của sự háo danh (giả danh) là có thực!

   Chuyện sự đời và lòng người thì vô vàn? Động tác nhạy cảm tùy mỗi người cũng lắm bất ngờ…nhưng phản ứng sinh tồn ở thế cạnh tranh tỵ hiềm đôi khi còn bảo thủ và hồ đồ hơn! Sự “háo danh” từ bản chất thật của một cá nhân là chuyện  thường tình! Nhưng nó sẽ khác xa với sự háo danh bi hài của một bức tranh do xã hội tự nguệch ngoạc vẽ ra…Còn nếu chỉ là nguyên nhân văn hóa lạc hậu, đố kỵ, chơi ngông…thì có thể đổi thay theo thời gian nhờ kinh nghiệm, học vấn và tiến trình văn minh phụ thuộc vào giá trị phương thức quản lý xã hội!

2 nhận xét:

  1. Danh khả danh phi thường danh....( lão tử)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hic, "Đạo đức kinh" của Lão Tử vô vi, vô thỉ lắm...!?

      Xóa