Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Chuyện vợ chồng...

Chuyện vợ chồng…
(Tản mạn...)



    Người ta thường nói rằng: Chuyện vợ chồng là chuyện trăm năm! Nghĩa là mất toi cả đời người (cười)...
    Là người bình thường, chúng ta cũng sẽ giống nhau khi mới  bước vào đời! Ai cũng thích đuổi bắt ước mơ và rộn rã yêu. Và có thể nhiều người chộp được “con bướm” đa tình lý tưởng nào đó cùng nhau xây dựng lâu đài tình ái! Nhưng nuôi dưỡng được ái tình trong thực tế hôn nhân...là điều không đơn giản hơn mộng ước ban đầu mà tình yêu nghĩ đến...
   Nếu xem ái tình cũng nằm trong qui luật sinh diệt (già và chết) thì ra...chẳng có “hồn” yêu? Còn nếu xem là hiện tượng tự nhiên của tâm sinh lý! Hổng lẽ, con người ai cũng có “hóc môn” phản bội (hic)!

   Một hôm, có anh bạn trẻ (mới ngoài 30 tuổi) hỏi tôi :
   -  “Hôn nhân là mồ chôn tình ái” phải không chú?
   Cũng khó mà trả lời theo lý lẽ (!) Bởi, câu nói nôm na vần điệu đó...có chút oái ăm sự đời, lòng người và cũng có hàm ý hài hước, nên đành phải trả lời kiểu lững lơ:
   - Ờ...chắc khi đến hôn nhân, người ta lỡ mang theo giấy thông hành tình ái...
Thấy anh ta đang còn ngẩn tò te...tôi cười nói tiếp:
   - Ngày xưa, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nên chắc không có ái tình để chôn?
Anh ta thắc mắc:
   - Ý chú là...không yêu nhau vẫn có thể hạnh phúc?
Những chuyện vô cùng hay cần phải tế nhị...người ta chỉ có thể nói theo kiểu ngôn ngữ hài kịch:
   - Hì hì...Biết đâu? Chưa thấy mặt nhau nên đêm tân hôn...sẽ hồi hộp, hấp dẫn hơn thì sao?(le lưỡi). Thật ra, hạnh phúc còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và quan niệm, nhu cầu mỗi người? Chú nghĩ...tất cả chỉ là những câu nói ẩn dụ về “tâm lý tình yêu”. Cuộc đời luôn có vài điều phức tạp trong suy nghĩ, nên khó mà diễn giải một cách dễ hiểu và chính xác...

   Cũng không lấy gì làm ngạc nhiên...khi người ta có thể biên soạn và nói rất hay ho, hợp lý bất kỳ mọi triết lý cao siêu, bí ẩn nào...(?) Nhưng, chuyện “cả đời người” chắng ai dám huênh hoang, hí hững xây dựng nó trở thành một học thuyết? Bởi, nó không đơn giản là mô hình quản trị hay tư tưởng “thoát tục”. Những cảm xúc chưa hẵn là “vô thường”, nhưng cần đa dạng sự đời và hiện thực mọi cá nhân, mỗi người...

   Vì “chuyện vợ chồng”...đâu chỉ là chuyện gia đình gia phong, lễ giáo nằm trong phạm vi học thuyết Khổng Tử hay văn hóa bình quyền có từ quan điểm dân chủ đầu tiên ở phương tây? Những điều đó chẳng qua mới chỉ là hành pháp, luật lệ, giáo dục, điều hành xã hội... vì sự thật, chuyện vợ chồng còn là chuyện giữa đàn ông và đàn bà...

   - Cháu nghĩ con trai, con gái có khác nhau không?
   - Dạ, chắc rất khác nhau...
   - Hình như...con người khi tiến đến hôn nhân đều có ước mơ, mục đích giống nhau. Nhưng, khi đàn ông và đàn bà cùng nhau “tác hợp” thì lại khác nhau ở lối hành xử, cảm xúc...
  - Vậy, thì khó mà hòa hợp chú nhỉ?
   Tôi cười:
   - Trong cái nghĩa “ái tình”...sự khác nhau cũng làm người ta yêu nhau đó!

   Ở đây, nếu chỉ nằm trong lĩnh vực lý luận đạo đức, sinh học: Thì sự khác nhau mà vẫn tôn trọng, yêu thương nhau là sự hợp lý của tâm sinh lý và nhân văn con người! Gia đình hay xã hội cũng vậy: Nếu vì khác quan điểm, cá tính và cách sống mà ghét bỏ nhau thì chỉ đem đến hận thù và chiến tranh, đổ vỡ...
  Đời sống hôn nhân? Đôi khi, sự hòa hợp quá chi tiết cũng khiến ái tình dửng dưng, may lắm cũng chỉ nhường chỗ còn lại cho nghĩa vợ chồng. Còn sự gây gỗ, tâm tính lúc nắng, lúc mưa...biết đâu? tình yêu sở hữu vẫn còn đâu đó cần lượm lặt, gom lại làm gia tài...(cười)!

   - Nhưng, chú có biết...có câu thơ nổi tiếng:
   “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
   Đời mất vui khi đã vẹn câu thề…”
    - Ừ! Đó là qui luật tâm sinh lý tự nhiên. Nhưng, chắc là...thi sĩ Hồ Dzếnh chỉ nói về cái “đẹp” dang dở...khi đang hồi hộp, chờ đợi, nên mới lãng mạn tỏ ý “Em cứ hẹn nhưng đừng (vội) đến nhé...” để tăng thêm nhung nhớ đó mà...Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh còn thực tế đến mức miên viễn hơn thế: “ Em, hỡi em...có phải tình băng giá là tình đẹp trên thế gian?” ...
   - Trời, vậy thực tế toàn là ...phủ phàng hả chú?
   Tôi cười hóm hỉnh:
   - Có thể... “phủ phàng” là khúc dạo đi qua đau khổ để hiểu hạnh phúc, đi qua bóng tối để cảm nhận ánh sáng. Vì...nợ tình? Chắc nhiều người vẫn nợ, chú đây cũng bị mờ...(nháy mắt).
   - Hic...vậy, chắc đi tu cho khỏi đau khổ, nợ nần...
   - Đi tu càng mang nợ! Nợ áo nâu sòng nhờ người dệt vải, nợ cơm cà của bác nông dân. Thôi thì cứ nợ tình cho phẻ...vì chẳng ai đòi? Mà đòi chắc gì dám nhận (trả)...hờ hờ.

   Trong đời sống hôn nhân chỉ có 2 trường hợp khó chấp nhận: Ích kỷ và ngoại tình? Ngoại tình...dù ngụy biện hoàn cảnh gì cũng khó mà chối bỏ vì sự ham muốn.  Còn sự ich kỷ sẽ giết chết ái tình...vì bất kỳ lý do nào? Kết quả cũng chỉ là ngộ nhận lẽ phải riêng mình, do chưa biết cách tôn trọng lẫn nhau...
   Phải chăng? Cách hay nhất là phải cố thảnh thơi siêng năng bồi đắp tri kỷ ngày cũ và chờ đợi cho ngày hôm sau có cơ hội lãng mạn, mới mẻ hơn! Chuyện vợ chồng chưa hẵn là hoàn cảnh, “cẩm nang yêu” hay chuyện tâm- sinh- lý đơn thuần. Nó phụ thuộc vào bộ não năng động và tấm lòng bao dung của chúng ta nữa....

   Nghe nói...có những cặp vợ chồng vẫn: "Hẹn tiếp kiếp sau nữa nhen!" (ớn)!!

2 nhận xét:

  1. Mình nghĩ VỢ CHỒNG là DUYÊN NỢ
    Tình yêu chỉ còn khi cả hai bên luôn biết TÔN TRỌNG NHAU và TÔN TRỌNG CHÍNH MÌNH. Nhưng , Hình như ĐÀN ÔNG coi hôn nhân là nghỉ ngơi, vợ là người hầu ... Nén tình yêu thường mất rất nhanh vẻ thi vị vốn có... Hiiiiiiiio..oooooo...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Híc...gã đàn Đàn Ông nào khờ dữ trời ? Hôn nhân mới là sự bắt đầu...và xem vợ là "em iu" hổng sướng hơn seo ta? (Chắc gã đó bị "mù lòa" đó Hạt Cát...)

      Xóa