Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Ăn tết, lịch ta hay tây?

Ăn tết, lịch tây hay ta?




  Từ nhiều năm qua, các nhà văn hóa, chính trị, kinh tế và cả người bình thường vẫn đang bàn cãi…nên sử dụng năm mới lịch tây hay lịch ta để ăn tết?

   Nếu đứng về góc độ quan niệm thuộc về tình cảm (thói quen), truyền thống (tập quán) thì có đủ lý do để biện luận. Nhưng, nếu xét về xu thế thời đại, hành chính xã hội, khoa học đời sống lại là một chuyện khác…

  Phần lớn người ta đều hiểu rằng: Lịch âm tính theo mặt trăng (chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất) và lịch dương tính theo mặt trời (chu kỳ trái đất xoay đi quanh mặt trời). Xét về mức độ chính xác thời gian 12 tháng (chu kỳ năm) thì lịch dương có độ chính xác gần hơn (1 năm dư 1/4 ngày), nên cộng đồng quốc tế chọn làm quy ước tính toán ngày tháng…

    Lịch âm có từ thời cổ đại. Nếu thuần túy lịch âm dùng cho lịch Hồi giáo thì không có năm nhuận (tháng thứ 13) và cũng không gắn liền các mùa. Còn lịch ta hiện tại là dùng theo lịch của Trung quốc. Và, thực tế là điều chỉnh lịch âm theo dương (chu kỳ 4 năm) cũng giống lịch Do Thái và đạo Hindu, chỉ khác nhau là tùy theo múi giờ và qui ước ngày đầu tiên của tháng (không trăng hay trăng lưỡi liềm). Quỹ đạo của mặt trăng dao động ít nhiều nên lịch âm cũng bị điều chỉnh, thường không giống nhau so với các năm…

   Sự ra đời của lịch âm? Có lẽ, thời ấy con người chưa có khái niệm trái đất tự quay và đi vòng quanh mặt trời (!) Sự tác động của mặt trăng cũng có ảnh hưởng đến môi trường (thủy triều) và trường sinh học (con người và động, thực vật)…nhưng, sinh học hay khí hậu, mùa màng  là một biến động chỉ có giới hạn, phạm vi nào đó! Còn vòng quay lệch tâm của trái đất mới tạo ra mùa (xuân, hạ, thu, đông) và năng lượng hay bức xạ thay đổi của mặt trời mới thực sự ảnh hưởng toàn cầu…

   Tuy vậy, tất cả điều đó cũng không ảnh hưởng đến tết (cười)! Bởi, tết là do con người đặt ra, tùy theo tập quán lễ nghĩa, vui chơi của mỗi văn hóa dân tộc…và ngày tháng chỉ là mốc định. Nước Nhật vẫn ăn tết truyền thống (văn hóa, lễ nghi) dù cách đây hơn 100 năm (từ 1873)  đã thay đổi vào ngày đầu của năm dương lịch…

   Ngày nay chỉ còn Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc là dùng tết âm (âm dương) lịch! Có nhiều lý do khiến Trung quốc chưa thay đổi…chắc là (chỉ suy đoán) do văn hóa bảo thủ truyền thống (lịch họ tạo ra), còn Hàn Quốc thì có lẽ vì chưa thống nhất quốc gia nên đành tạm bỏ ngõ…

   Thật ra, nếu giữ nét văn hóa tết…thì sẽ chẳng có gì thay đổi dù chọn lịch ta hay tây (lệch khoảng 1 tháng)? Chẳng qua, chúng ta có nhiều thói quen ngày tháng gắn liền bởi thời gian với kỷ niệm, quá khứ tình cảm đời người...nhưng khi chuyển giao thế hệ mới, giá trị đó cũng không hề thay đổi (!)

   Giả sử, khi đổi thay tết từ lịch âm sang lịch dương thì điều gì sẽ sãy ra? Đương nhiên, là sinh hoạt đời sống (công việc, lễ hội) sẽ dễ hòa nhập tương ứng với cộng đồng thế giới thuận lợi hơn. Ngoài ra, khi đã chọn quán tính “giao dịch” ngày dương…thì hy vọng những tư tưởng liên quan đến kiêng cữ ngày âm, tuổi âm (mê tín, dị đoan) lạc hậu cũng sẽ dần thoái vị, quên lãng…

  Dù biện luận tết “truyền thống” theo lịch âm thế nào, thì tương lai cũng cần thay đổi? Bởi,  hiện thực chu kỳ mới của mùa xuân vẫn sẽ luôn vĩnh cửu…

2 nhận xét:

  1. ăn lúc nà cũng chả sao. miễn vui là được mà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừà...hic, @ thenhan cũng có nhiều kỷ niệm đêm 30 tối thui (cười)

      Xóa