Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Văn và Người


Văn Người



   Thường, người ta hay nói: Văn  Người (!)

   Ý niệm đó không phải chỉ dành cho những người “mộ đạo” văn chương? Họ không chỉ xác nhận về năng lực, trình độ, nhân cách…mà còn nói đến sự tương quan giữa ngôn ngữ và vận mệnh!
  
     Hãy bỏ qua những lời nói cuồng trí, bệnh hoạn có tính chất giả dối, dung tục. Bởi, đẳng cấp ngôn ngữ chính thống con người đều luôn trung thực rõ ràng và có ý nghĩa trong sáng!

    Vì vậy, khi đánh đố chữ nghĩa hay trò chơi chữ…chỉ là cách xảo ngôn, đảo ngữ dùng để đùa chơi léo lận, hoặc để phiếm luận, phê phán thói đời thâm sâu chốn nhân gian. Cách vận động (lạm dụng) đánh tráo, bẻ cong ngữ nghĩa của những từ (vay mượn) có hai hoặc nhiều ý nghĩa khác nhau để gài bẫy thiên hạ, thường không ý nghĩa nhân văn, kém cõi tính  cao thượng…

   Trong lĩnh vực nghệ thuật văn chương người ta có thể Phù thủy ngôn ngữ (tu từ) là nghệ thuật sử dụng ngôn từ trừu tượng hóa biến tấu âm thanh, hình ảnh nhằm diễn đạt thăng hoa tâm hồn người. Do đó, ở một vài lĩnh vực văn chương đi tìm cảm xúc…đôi khi, họ chẳng cần qui tắc hay định nghĩa gì rõ ràng về giá trị sự giới hạn hay vô hạn (lãng mạn)…

  Tuy vậy, chẳng ai dám nói (viết) để gây ra ngôn từ lẫn lộn mà đọc giả không hiểu hoặc hiểu khác đi. Sự giảo hoạt, gán ghép xô đẩy từ ngữ khiến người trong xã hội không thể có cùng cảm nhận trị giá chung, sự ngộ nhận dễ dẫn đến hỗn loạn khinh nhờn, loạn luân chữ nghĩa…


   Vừa qua, chuyện cải cách chữ viết vừa tạm lắng…thì bây giờ ngữ nghĩa lại thị phi ồn ào (cười)! Và, những chuyện mơ hồ như vậy đáng lẽ để “gió cuốn đi”…Nhưng, đáng tiếc là vì nó bắt nguồn phát ngôn từ các vị có chức quyền, đơn vị hành pháp và cả những người “nổi tiếng” có học hàm, học vị mà ra…

   Hẵn nhiên, người ta có quyền đánh giá tư cách với những kẻ hí ngôn tùy tiện…có cơ sở để nghi ngờ cái cơ chế đã ngụy tạo ra những bằng cấp và tầm cỡ vị trí xã hội. Vì, sự học ngôn ngữ hay chữ nghĩa vốn đã là quy ước chung, đều có hệ thống gía trị văn bản từ vựng từ lâu. Người thực sự có học vấn, nhân cách họ luôn biết tôn trọng lịch sử để phát triển và sử dụng đúng chuẩn mực ý nghĩa của ngôn từ…

   Ví dụ: Người bán đưa ra giá (tiền) thì người mua phải đưa phí (tiền) để thực hiện trao đổi… Giá mới chỉ là dự toán (vì có thể thay đổi giá), trong khi phí đã thuộc về định mức thu chi. Vì vậy, mới hình thành chung những tên gọi: Viện phí, học phí, kinh phí…thuộc giá tri thanh toán và đều dành chung sự tương quan cho bên thu phíchi phí. Tổng giá cả thường có nguồn gốc xây dựng từ nhiều tham số, còn  phí mới là kết quả đáp số giá trị cuối cùng…

   Từ ngữ không chỉ có ý niệm nguồn gốc, nguyên lý (thuật ngữ) mà còn có tính cảm xúc nhớ và dễ hiểu (đại chúng). Sự tế nhị lịch sự văn minh khác với sự thô thiển áp đặt tùy tiện...Người ta chưa đảm nhận đừng vội bắt người ta phải bảo đảm (?) Cách đảo từ phụ thuộc vào vị trí đối đáp (!) Giá trị văn hóa lịch lãm có đầy đủ học thuật và lý luận chứ không đơn giản là bắt chước một vài trường hợp biểu đạt ý tưởng, hoặc phát biểu kiểu lộng quyền của một vài cá nhân ai đó…  

   Thế giới vẫn phát triển, người ta đã thêm rất nhiều ngôn từ văn hóa, khoa học kỹ thuật mới…Tại sao chúng ta mãi lận đận cãi lộn về cái cũ rích? Sự thật, ngôn ngữ chỉ phát triển (thêm) mới chứ không phải ngồi yên vị mày mò thay đổi (đổi mới, cải cách) bằng cách tô vẽ, xảo thuật lên  cái diện mạo vốn đã định hình hiển nhiên...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét