Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Nghệ thuật chữ viết...

Nghệ thuật chữ viết
(câu chuyện chữ nghĩa…)



  Cũng như ngôn ngữ…chữ viết được hình thành cho nhu cầu liên lạc, giao tiếp trở thành quy ước. Nó thường phụ thuộc lịch sử, hoàn cảnh phát triển xã hội và theo điều kiện thói quen, cảm xúc của mỗi dân tộc…

   Đến nay, trên thế giới mặc dù rất nhiều ngôn ngữ, nhưng người ta thấy chủ yếu hình thành thông dụng bốn loại chữ viết dựa theo ý tưởng: Tượng hình, tượng ý, tượng thanh hoặc ký hiệu ước lệ âm ngữ…và mỗi loại chữ viết điều có giá trị nghệ thuật riêng. Vì thế, có thể khẳng định rằng: Sự hình thành các chữ viết thuộc lĩnh vực xã hội nhân văn, kỹ thuật sáng tạo của con người…

   Khoa học xã hội (khảo cứu) khác với khoa học tự nhiên (nghiên cứu)? Quá trình hình thành chữ viết cần trần trãi qua thời gian lịch sử lâu dài, vì phải dựa vào ngôn ngữ đại chúng đa dạng (phương ngữ, vùng miền phát âm khác nhau) rồi mới định hình, biên soạn theo hiện thực quy ước (thống nhất) và tính hợp lý (phổ quát). Vì vậy, có thể nói chữ viết là một công trình nghệ thuật thuộc về nhân loại, không ai dám lấy tư cách cá nhân hay một thế hệ, thời đại mà vội vàng khởi xướng là đã “phát minh” ra nguyên lý hoàn thiện...

   Từ lâu, người ta vốn đã nhận ra bất kỳ một công trình nhân văn (âm nhạc, hội họa, thơ ca văn chương…) đều có những quy trình, nguyên tắc và xu hướng luật định của nó! Những sáng tạo nghệ thuật cải tiến, cải biên, cải cách hay đổi mới thường là thuật ngữ dùng cho quan điểm riêng, sáng tạo sở thích nhất thời…nếu không thông qua thực tế phổ biến, bất chấp dữ kiện, định hình lâu dài thì sẽ tạo ra những lỗ hổng tùy tiện, chấp vá. Văn hóa con người tuy đơn giản và hay thay đổi lập trường? Nhưng, không có nghĩa là trò chơi chữ dùng để thí nghiệm(!)

   Theo tài liệu thì chữ quốc ngữ (tiếng Việt) có “thai nghén” từ 300 năm trước…Dù là ý tưởng đầu tiên của người ngoại quốc nhằm tìm hiểu văn hóa ngôn ngữ Việt! Nhưng, phải trãi qua hơn 200 năm kế tục từ trong tâm tình người Việt nghiên cứu học thuật, sáng tạo kỹ thuật quy luật âm tiết, thỏa mãn ngôn ngữ đại chúng, mới được định hình phổ cập khoảng 100 năm nay! Và, vì tránh nhầm lẫn cách phát âm hạn chế, sai lệch khác nhau của các vùng miền, nên chữ quốc ngữ đã có tiêu chuẩn thống nhất hệ “chính tả” văn bản viết…

   Tất nhiên, mọi sáng chế không phải bao giờ cũng hoàn thiện (văn hóa nhân gian) Thế nên, cũng có vài người vin vào quan điểm “sáng tạo” tìm cách cải tiến bằng cách mở rộng hay viết tắt (thêm hoặc thay bằng f, z, w, j...), đồng hóa hay lược bớt (i= y), hoặc các kí âm, thanh âm bằng chữ kết hợp, thay thế như cách sử dụng bảng mã Morse cho công dụng truyền tin, đánh điện tín. Thực tế, từ rất lâu trong nhu cầu công việc, những người viết “tốc ký” (ghi chép) cũng thường có lối viết tắt “sáng tạo” đa dạng, độc đáo rồi! Nhưng, đó chỉ là phụ giúp công việc tác nghiệp, thói quen, sở thích văn phạm sở hữu cá nhân…

   Ngày nay, khoa học công nghệ thông tin hiện đại đã phát triển nhanh hơn hiện trạng tư duy thời quá khứ, thế giới hòa nhập cộng hưởng văn hóa, người ta không nhất thiết phải phiên âm như trước nữa(!) Vì thế, khi cải tiến sang “hệ” mới có thể gây rườm rà, rối ren, xáo trộn…khiến ngôn ngữ đồng hóa tùy tiện, sai lệch phát âm khi ghép vần (nguyên âm lẫn phụ âm) dễ nhầm lẫn khi đọc nhanh, hoặc thiếu cảm xúc quán tính tượng hình ngôn ngữ ước lệ quen thuộc…

   Thực tế, chữ quốc ngữ (tiếng Việt) ngày nay cũng đã giao tiếp thế giới, nhiều quốc gia phương tây ít nhất đã thừa nhận học thuật và lưu trữ tài liệu. Xét về nghệ thuật chữ nghĩa…dù sử dụng chữ Latin, nhưng chữ Việt đã thuần hóa thêm các phụ âm kép (Tr, ch, nh, gh, ngh…) để mở rộng phân biệt ngữ nghĩa phát âm, và ngữ điệu sáng tạo kí âm (â, ă, ê, ơ…) cùng các dấu thanh điệu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) khiến nó dường như thể hiện tượng hình “tiết tấu” đúng với đa dạng âm ngữ người Việt…cũng có thể vì những cảm xúc kí hiệu đặc biệt đó nhiều người không muốn “cải tiến” theo xu hướng đồng âm hóa chữ Latin…

   Mục đích chữ nghĩa chỉ là sự qui ước thay cho ngôn ngữ muốn nói! Tuy vậy, trong chiều dài phát triển trừu tượng tâm tư chữ viết quen thuộc đã trở thành nghệ thuật biểu cảm, ý tứ diễn đạt ý nghĩa văn chương, văn bản qui phạm, triết lý phân tích thuận lợi, hệ thống chính xác hơn “văn bản nói”…Điều này: Các nhà văn, nhà thơ, bút họa, nghề nghiệp sử dụng văn tự và các đọc giả (đại chúng) từng yêu mến chữ nghĩa cảm nhận sâu sắc hơn rất nhiều (!)

  Sự “đổi mới” hay “cải cách” thêm bớt…khi mà chính nó (chữ viết) chẳng cần nhu cầu thay đổi, khi đã thông qua thênh thang một trăm năm thịnh hành, thì sợ đó chỉ là “sáng tạo” rãnh rỗi vô nghĩa? Sẽ khó mà thay đổi đẹp đẽ hơn “mẹ đẻ” bằng “dì ghẻ” có khuôn mặt lạ hoắc…trừ khi (nghi vấn) ai đó muốn vọng tưởng ngỡ thời đại đang bị nhiễu nhương, hoặc có tư tưởng thích phủ nhận lịch sử tự nhiên…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét