Thứ Năm, 8 tháng 8, 2024

Tình mẹ...

 

Tình mẹ…
 

   Chữ hiếu với văn hóa Việt là nền tảng của đạo đức nhân sinh học...
   Thực ra, không chỉ chúng ta mà các dân tộc khác cũng đều như vậy. Và, không chỉ có loài người mới có cảm xúc về tình mẹ...
 
   Tình mẹ được nhắc nhở là bởi giá trị thực tế về tình thương sâu xa, từ một định luật vốn có của tự nhiên trong sinh tồn. Và, thường được ca ngợi nhiều hơn bởi đức tính hy sinh cho cuộc đời mai sau...
   Người ta nhận ra làm mẹ phải là một thiên chức. Đôi khi, họ bất chấp mọi rủi ro hoàn cảnh khó khăn, khác biệt xã hội màu da, chủng tộc...Người mẹ có thể âm thầm thách thức những lập luận, quan niệm về luân lý, luân hồi, nhân quả để bảo vệ đứa con của mình(!)
 
   Điều thiêng liêng, cao cả của tình mẹ là tình yêu vị tha, cho đi không cần báo đáp…
   Vì vậy,  báo hiếu không phải mệnh đề hình thức, răn dạy trả nghĩa công ơn sinh thành, suy diễn “nợ nần” tiền kiếp(!) Chữ hiếu không phải là một quan niệm hay một nhu cầu, điều kiện. Có tình mẹ thì lòng hiếu thảo (tình mẫu tử) sẽ nẩy sinh. Lòng hiếu thảo là cảm xúc hồn nhiên trong sáng sưởi ấm tâm hồn...
 
   Sự vinh danh giá trị tinh thần trong chữ hiếu? Có thể còn có ý nghĩa cao đẹp hơn chúng ta tưởng: Chữ hiếu là sự  giáo dục đạo đức nhân sinh, khởi đầu đạo lý nhân tâm nơi lòng người và một lý do vô cùng cảm động "là để thấy nơi đâu cũng có hạnh phúc đang tồn tại".
   Ngoài ra, ở góc độ duy lý nào đó…người ta còn có thể nhận ra tình mẹ là điểm luận nguyên thủy để đánh giá bản chất một con người, và cũng thử phương pháp luận tìm sự thật nhân vị ở đâu đó trong những chủ thuyết “ngợi ca” , mang quá nhiều màu sắc lý tưởng xã hội, hay niềm tin tôn giáo(?)
   Tình mẹ là tình yêu đặc biệt êm đềm dành cho hành trình  đến tương lai...

Mẹ là dòng suối dịu hiền, là bài hát thần tiên, là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối…”. Phạm Thế Mỹ.



2 nhận xét: